{title}
{publish}
{head}
Để phát triển thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, huyện Thanh Thủy đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để lĩnh vực này phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Siêu thị Limina Plaza, thị trấn Thanh Thủy kinh doanh đa dạng các loại hàng hóa, phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch.
Dựa trên các tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng thương mại. Các hình thức kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình như: Trung tâm thương mại Limina, Siêu thị điện máy Xanh, Thế giới di động, Trung tâm mua sắm Viện Hậu, Trung tâm mua sắm Việt Mai... dần trở thành địa chỉ quen thuộc để người dân mua sắm. Huyện cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cấp các khu, điểm du lịch, xây dựng các gian bán hàng trong khu du lịch để du khách dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương, thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển.
Không chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng thương mại hiện đại, mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn huyện cũng được quan tâm. Từ năm 2011 đến nay, huyện đã xây mới chợ Đoan Hạ; đầu tư nâng cấp, cải tạo 6 chợ, đến nay 9/9 chợ đều hoạt động ổn định. Các tiểu thương kinh doanh hàng hóa đa dạng, chất lượng đảm bảo, xây dựng được uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là người dân trong khu vực. Song song với thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, huyện Thanh Thủy quan tâm tới công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá bán hàng theo quy định được tổ chức thường xuyên, liên tục tại chợ và các cơ sở kinh doanh.
Để thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển, huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử (TMĐT) thông qua thiết lập các website quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu sản phẩm; tham gia bán hàng trên các sàn TMĐT, mạng xã hội, đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, có sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa như: Tương làng Bợ, nấm Đồng Luận, cá sông Đà... Cùng với đó, huyện quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp về phát triển thương mại, dịch vụ, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ, phục vụ cho nhu cầu phát triển, tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Hiện nay, tổng số lao động làm việc trong ngành thương mại, dịch vụ năm 2023 ước đạt trên 17.000 người; cơ cấu lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 35%.
Nhờ thực hiện những giải pháp đồng bộ, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện ngày càng phát triển, có sự tăng trưởng; nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, không có hiện tượng găm hàng, sốt giá. Trên địa bàn huyện hiện có hơn 2.300 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt 2.430 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Các loại hình dịch vụ gắn với du lịch phát triển mạnh. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ kinh doanh ăn uống đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, trung bình mỗi năm thu hút từ 650.000-680.000 lượt khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Ông Lê Trọng Đức - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung phát triển ngành thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, chuyên sâu, theo cơ chế thị trường, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân gắn liền với công tác bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn mới trên địa bàn. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đổi mới phương thức hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại; chú trọng phát triển TMĐT, gắn kết giữa TMĐT với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống, tạo mọi điều kiện giảm chi phí của hoạt động thương mại.
Hà Nhung
baophutho.vn Ngày 15/11, Chi cục Phát triển nông thôn- Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Trường Foods tổ chức “Chương trình...
baophutho.vn Để nâng cao nghiệp vụ sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng cho công chức kiểm lâm, ngày 14/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng...
Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm...
baophutho.vn Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của tỉnh Phú Thọ được đánh giá đạt 89,19 điểm; xếp thứ 9/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng...
baophutho.vn Ngày 28/6, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH 6 tháng đầu năm 2024.
baophutho.vn Kết quả phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023
baophutho.vn Trước mùa mưa bão, Điện lực Thanh Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn lưới điện, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh...
baophutho.vn Được sáp nhập từ 3 xã đặc biệt khó khăn: Năng Yên, Quảng Nạp và Thái Ninh từ 1/1/2020, đến nay, sau hơn 4 năm sáp nhập và 2 năm được công nhận...
baophutho.vn Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thanh Ba đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp hội viên nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư phát...
baophutho.vn Thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đã được “thổi hồn” để trở thành những sản phẩm đặc...
baophutho.vn Bắt đầu từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng lương theo bảng lương mới. Theo đó, dự kiến, tiền lương trung bình của...
baophutho.vn Chương trình OCOP: Nâng tầm sản phẩm địa phương