{title}
{publish}
{head}
Khi về dự Hội rước voi ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, du khách không khỏi ấn tượng với mâm cỗ thờ được dân làng chuẩn bị công phu, cầu kỳ. Năm nào cũng vậy, gần đến ngày hội, người dân khu 4, xã Đào Xá lại chuẩn bị mâm cỗ thờ dâng lên Thành hoàng làng vào ngày chính hội.
Mâm cỗ thờ ngày chính hội đình Đào Xá 28 tháng Giêng hằng năm
Một tuần trước hội, các cụ cao niên khu 4 sẽ họp để lên danh sách những thứ cần mua chuẩn bị cho mâm cỗ thờ. Cỗ thờ sẽ gồm có: Mâm quả, bánh mật, chè kho, gà thờ cùng với hoa, trầu cau, xôi oản....
Các loại quả được tuyển chọn trong vườn nhà phục vụ bày mâm quả
Đặc biệt mâm quả, bánh mật, chè kho và gà thờ là nét đặc trưng riêng có ở Đào Xá. Có lẽ phải được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm cỗ thờ mới thấy hết sự cầu kỳ, công phu gói trọn tấm lòng thành kính của người dân dâng lên vị thần của làng.
Chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt... là nguyên liệu chính bày mâm quả
Điểm nhấn đầu tiên của cỗ thờ Đào Xá chính là mâm quả. Dân làng có quy định rất nghiêm ngặt về việc chọn người làm và hoa quả. Người làm gia đình phải đầy đủ, hạnh phúc, không vướng bụi. Hoa quả được chọn trong vườn nhà như: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt, chuối cẩm tay phật... Mâm quả dâng ngày chính hội có hình tháp, đường kính đáy khoảng 50cm, cao từ 80cm đến 1m. Hoa quả được xếp cao, bốn phía đầy đặn, đỉnh nhọn trang trí bông hoa, công phu và có tính thẩm mỹ. Các loại quả được tuyển chọn kỹ lưỡng, quả phải to, tròn trịa, nhẵn bóng, kích thước nhỏ dần từ dưới lên.
Mâm quả hình tháp cao, thon nhọn về phía đỉnh
Đầu tiên, ba nải chuối xanh nâng đỡ mâm quả tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, lòng thành của con cháu dâng lên các bậc tổ tiên. Tiếp đến, ba quả bưởi to tròn, mọng nước tượng trưng cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, sung túc. Bưởi nhỏ, cam, quýt màu đỏ được xếp xen kẽ sao cho hài hòa, đẹp mắt. Các loại quả được cố định chắc chắn bằng lạt tre vót mỏng, để khi đặt lên kiệu rước quanh làng cũng không hề bị rơi rụng một quả nào.
Đỗ xanh đãi võ, rang vàng để làm món chè kho
Hai loại bánh đặc trưng ở mâm cỗ thờ Đào Xá là bánh mật và chè kho. Nguyên liệu làm nên bánh mật là gạo tẻ ngon, ngâm nước từ 8-10 tiếng, cứ mỗi hai tiếng lại thay nước một lần. Gạo ngâm xong mang đi nghiền với nước tạo thành hỗn hợp lỏng màu trắng, mùi thơm.
Bột gạo nếp nghiền thành hỗn hợp bột nước trộn với mật mía làm bánh tẻ mật
Tỉ lệ trộn một cân bột nước với tám lạng mật mía. Mật mía đem nấu phải đặc, có màu nâu cánh gián thì khi quấy mới lên màu đỏ đẹp.
Đảo hỗn hợp bột gạo tẻ trên bếp
Hỗn hợp trộn xong cho vào nồi gang, để lửa vừa và quấy đều tay. Các bà, các chị thay nhau dùng chiếc đòn tre to cỡ gần bằng cái quang gánh để quấy. Quấy liên tục đến khi bột chín đặc, dẻo, nặng tay thì bắc xuống đợi cho nguội.
Bột bánh chín sẽ mang kéo và gói trong lá dong đã rửa sạch
Bột nguội sẽ mang đi kéo và gói trong lá dong thành những đòn bánh có đường kính khoảng 10cm, dài từ 10 - 20cm. Cuối cùng, mang đi hấp trong nồi gang khoảng chừng một đến hai tiếng là được.
Bột đậu xanh đem đi hấp để đồ cùng mật mía làm chè kho
Chè kho có nguyên liệu từ đỗ xanh đãi vỏ, rang vàng rồi mang nghiền thành bột, hấp chín và đồ với mật mía thành hỗn hợp mịn, có màu nâu cánh gián và tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Người nấu sẽ đem hỗn hợp ép vào khuôn gỗ. Thành phẩm sẽ cho ra những khối chè kho hình vuông, bốn mặt nổi chữ thọ, cao từ 8 - 10cm.
Ngoài ra, hoa, trầu cau, xôi oản cũng không thể thiếu trên mâm cỗ thờ
Điểm đặc biệt nữa làm nên thương hiệu mâm cỗ thờ Đào Xá chính là gà thờ. Gà trống thiến được nuôi trên nửa năm, to, lông bóng, mã đẹp. Thức ăn cho gà cũng phải là các loại ngô, lúa ta để đảm bảo gà mổ ra màu vàng óng ả. Công đoạn mổ gà và luộc gà cũng là một nghệ thuật. Người dân không mổ phanh mà mổ moi nhỏ dưới bụng, rút họng và làm sạch nội tạng.
Gà mổ xong sẽ được khâu lại và định hình
Cuối cùng là khâu làm sao vừa đẹp vừa chắc để khi mang luộc không nứt vỡ, vì vậy cần phải người có chuyên môn mới làm được. Gà sau khi khâu xong sẽ được cố định trên giá đỡ theo tư thế quỳ hoặc đứng rồi cho vào nồi nước nóng già luộc lửa liu riu trong 5 - 7 tiếng cho chín thấu.
Những công đoạn làm cỗ thờ tỉ mỉ, công phu của người dân khu 4, xã Đào Xá
Ngày chính hội, trên kiệu rước về đình làng, hai ông gà lễ quỳ bên mâm quả, xung quanh xếp bánh mật, chè kho, xôi oản làm cho mâm cỗ thờ thêm phần uy nghi, thành kính. Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Khu 4, xã Đào Xá cho biết: “Truyền thống làm mâm cỗ thờ mang tính cha truyền con nối đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trong quá khứ, cả khi cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn, các cụ trong làng vẫn bày biện mâm cỗ thờ tươm tất, trang trọng, cầu kỳ không kém gì ngày nay”.
Những ngày giáp hội, người dân các khu hành chính của xã Đào Xá lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ dâng lên thành hoàng làng với mong muốn cầu một năm mưa thuận gió hòa, bách gia trăm họ được sung túc, khấm khá. Bàn tay tài hoa, khéo léo cùng với tấm lòng thơm thảo, thành kính của người dân nơi đây đã góp phần làm cho lễ hội đình làng Đào Xá, xứng danh Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Thùy Trang
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Năm 2023, Du lịch Đất Tổ tiếp tục đà khởi sắc khi đón 776.000 lượt khách đến lưu trú, trong đó có 8.860 lượt khách quốc tế, mang lại doanh thu...
baophutho.vn Trong hai ngày mùng 4 - 5/3 (tức ngày 24, 25 tháng Giêng) xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Thạch Khoán năm Giáp...
baophutho.vn Với thế “tựa sơn, đạp thủy” cùng nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người cũng như các giá trị văn hóa, đặc biệt là nguồn nước khoáng...
baophutho.vn Tục xin chữ, cho chữ đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt. Ngày nay, môn nghệ thuật đặc biệt này lại được tiếp thêm sức...
baophutho.vn Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là một trong những di sản văn hóa độc đáo của Phú Thọ. Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm, trên...
baophutho.vn Ngày 24/2, tức ngày 15/1 năm Giáp Thìn, UBND xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê đã tổ chức lễ hội đình Thổ Khối năm 2024.
baophutho.vn Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng) xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Đình Khoang năm Giáp Thìn 2024.
baophutho.vn Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích Quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, Ban tổ chức Lễ hội...
baophutho.vn Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân...
baophutho.vn Trong hai ngày 21,22/2 (tức ngày 12,13 tháng Giêng), xã Hiền Quan, huyện Tam Nông tổ chức Lễ hội Phết năm Giáp Thìn 2024. Tuy không có phần...