{title}
{publish}
{head}
Từ bao đời nay, nghề nấu rượu men lá đã được ông cha truyền lại cho con cháu như một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn. Trước đây, rượu men lá chủ yếu được nấu tại nhà và tiêu thụ trong cộng đồng địa phương. Cho đến nay, hương vị đặc biệt của rượu men lá đã lan tỏa rộng rãi đến các vùng miền, được nhiều người biết đến, ưa chuộng...
Men lá được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu có trong thiên nhiên.
Thực hiện Dự án 8, Hội LHPN huyện Tân Sơn đã triển khai 3 mô hình tổ liên kết ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường. Đây là mô hình sinh kế do nữ làm chủ, đồng làm chủ gồm: Tổ liên kết chăn nuôi gà thương phẩm tại khu Chiềng 2; Tổ Liên kết chăn nuôi vịt suối và Tổ Liên kết nấu rượu men lá tại khu Ú, xã Thu Cúc. Riêng Tổ Liên kết nấu rượu men lá của xã có sự tham gia của 5 chị em phụ nữ dân tộc Mường. Đây là những phụ nữ cùng chung chí hướng, có khát vọng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp đỡ nhau kinh nghiệm, kỹ thuật, cùng nhau nỗ lực đưa sản phẩm ra thị trường, vươn lên làm giàu trên đất quê.
Rượu men lá được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên, trong đó có lá và vỏ cây cò rịch, thân cây và củ riềng, gạo và một số loại thảo dược khác như ớt, gừng, niểng côi, nhân trần nước, quế, mía,... Quy trình làm rượu men lá trải qua các công đoạn tỉ mỉ, cần sự khéo léo và kinh nghiệm lâu năm. Các nguyên liệu như lá cây cò rịch, thân cây riềng, cùng các thảo dược khác được băm nhỏ, giã nhuyễn thành bột mịn. Hỗn hợp bột này được trộn với một lượng nước vừa đủ và nặn thành các viên men tròn nhỏ. Men sau đó được ủ từ 2 đến 3 ngày, tùy thuộc vào thời tiết. Khi men chuyển sang màu trắng, tỏa ra mùi thơm dịu đặc trưng thì mang phơi khô hoặc đưa lên gác bếp để bảo quản lâu dài.
Gạo được ngâm từ 4 đến 6 tiếng, sau đó đem đồ chín và để nguội. Khi cơm đã nguội, trộn đều với men đã làm, sau đó tiến hành ủ trong khoảng 2 ngày. Sau thời gian này, kiểm tra nếu thấy cơm mềm nhừ và có mùi thơm thì tiếp tục thêm nước và ủ thêm 8 đến 10 ngày nữa trước khi đem chưng cất. Sau thời gian ủ, hỗn hợp được đưa vào chưng cất qua hệ thống nấu rượu. Quá trình chưng cất yêu cầu điều chỉnh nhiệt độ cẩn thận để thu được rượu trong và giữ lại hương vị tự nhiên của các loại thảo mộc. Rượu sau khi chưng cất có mùi thơm dịu, vị ngọt thanh và đặc biệt không gây đau đầu hay chóng mặt khi uống.
Rượu men lá không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là niềm tự hào của người Mường mang đậm nét hương sắc núi rừng. Trong thời gian tới, Hội LHPN xã mong muốn có thêm nguồn vốn đầu tư để giúp chị em mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn và có cơ hội đưa rượu men lá của người Mường ra thị trường lớn.
Chị Hoàng Thị Minh Thảo - Chủ tịch Hội LHPN xã Thu Cúc cho biết: “Mong muốn của Hội LHPN là giới thiệu nét đặc trưng của rượu men lá đến du khách bốn phương, để ai cũng có thể cảm nhận được hương vị độc đáo của sản vật của vùng đất và con người nơi đây. Nếu có thêm cơ hội và sự hỗ trợ, Tổ Liên kết sẽ không ngừng phát triển và mở rộng để thu hút nhiều chị em phụ nữ tham gia hơn. Mong rằng sản phẩm này sẽ giúp chị em có thu nhập ổn định, không cần phải đi làm thuê xa nhà mà vẫn có thể phát triển kinh tế ngay tại địa phương. Từ đó, chị em có cuộc sống tốt hơn, gắn bó hơn với bản làng, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc”...
Thực hiện Dự án 8 của Chính phủ, với sự chỉ đạo của UBND huyện và Hội LHPN huyện Tân Sơn, Hội LHPN xã Thu Cúc đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả giúp nâng cao các chỉ số hoàn thành mục tiêu Dự án. Trong đó, Tổ Liên kết nấu rượu men lá là mô hình hiệu quả mang lại thu nhập cho chị em thành viên xấp xỉ 50 triệu đồng/năm. Đối với một xã miền núi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì đây là mức thu nhập khá để đảm bảo đời sống cho hội viên phụ nữ tham gia mô hình. Cũng qua mô hình này, đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp chị em mạnh dạn làm giàu bằng nghề truyền thống, nâng cao đời sống và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội.
Thúy Hằng
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ...
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi...
baophutho.vn Ban điều hành Dự án 8, Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về nội dung theo Sổ tay hướng dẫn vận hành tổ truyền thông cộng đồng...
baophutho.vn Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên...
baophutho.vn Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc...
baophutho.vn Một ngày chớm đông, chúng tôi về khu Đép, xã Văn Luông gặp ông Hà Quốc Oa (sinh năm 1960) - người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn huyện...
baophutho.vn Nhằm giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, Hội LHPN...
baophutho.vn Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần. Hát cửa đình là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục; là hình thức nghệ...
Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Yên Lập chỉ đạo Hội LHPN xã Xuân An huyện Yên Lập ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng tại khu Hon 1 và truyền thông nâng cao nhận...
baophutho.vn Giai đoạn 2019-2024, đã có 30 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh được triển khai trên địa bàn các huyện vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trong...