{title}
{publish}
{head}
Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 26 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương; Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố 26 địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.
Đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh chủ trì điểm cầu tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Phát biểu ý kiến mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc. Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân, thực hiện “4 tại chỗ”; công tác ứng phó ở cả Trung ương và địa phương; đánh giá hậu quả, phân tích, chia sẻ các bài học kinh nghiệm; các biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể và các biện pháp lâu dài, chiến lược.
Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị đánh giá bão số 3 là cơn bão có cường độ rất mạnh. Sau khi càn quét tại các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ với gió cấp 13, giật cấp 16, vùng tâm bão đã đổ bộ vào đất liền khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với gió cấp 11-12, giật cấp 14, cá biệt ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) đo được gió cấp 14, giật cấp 17.
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bùi Văn Quang chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ
Tối và đêm ngày 7/9, bão đi sâu vào đất liền, tiếp tục ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Thủ đô Hà Nội có gió cấp 7, giật cấp 9-10), 4h sáng nay (ngày 8/9), bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực Tây Bắc Bộ (khu vực Sơn La) và tan dần.
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ, nhất là khu vực miền núi phía Bắc đã bị tổn thất rất nặng nề do các đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất dồn dập trong tháng 7-8 vừa qua.
Để ứng phó, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, liên tiếp ban hành 3 công điện khẩn để chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương khẩn trương, tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với bão. Các lực lượng, địa phương đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc 3 công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ trước khi bão đổ bộ.
Theo báo cáo của các địa phương, tổng hợp của Bộ NN&PTNT, mặc dù đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo từ sớm, từ xa, nhưng bão số 3 vẫn gây những thiệt hại lớn về người, nhà cửa, hạ tầng (nhất là điện lực, viễn thông), tàu thuyền, cây xanh, sản xuất nông nghiệp... Thống kê sơ bộ thiệt hại (cập nhật mới nhất đến thời điểm sáng 8/9), đã có 4 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Dương 1); 200 người bị thương; 13 người mất tích.
Mưa bão đã làm gần 3.300 nhà ở bị hư hỏng, hơn 400 cột điện bị gãy đổ, nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, cây xanh đô thị bị gãy đổ. Đồng thời khiến cho trên 116 nghìn ha lúa, hoa màu; trên 5 nghìn ha cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; trên 1.100 lồng bè nuôi thuỷ sản bị hư hỏng. Mưa bão cũng gây mất điện và gián đoạn thông tin liên lạc trên diện rộng. |
Hiện nay, bão cơ bản đã tan, nhưng theo dự báo, mưa lớn còn kéo dài đến hết ngày mai (9/9) ở các tỉnh Bắc Bộ, nguy cơ tiếp tục xảy ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi, trong đó Phú Thọ có 9 huyện có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Phát biểu chỉ đạotại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau hội nghị, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục về các địa phương để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai sau bão; tổ chức các tổ công tác gọn nhẹ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng đánh giá cơn bão số 3 có cường độ mạnh, tăng nhanh; mạnh nhất trong 30 năm qua; tăng cấp không theo quy luật; thời gian lưu bão trên đất liền dài hiếm có; diễn ra trên diện rộng. Công tác dự báo, ứng trực, lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin truyền thông cơ bản đáp ứng yêu cầu; các bộ, ngành, cơ quan, địa phương vào cuộc quyết liệt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, thiệt hại vẫn rất lớn.
Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chia sẻ của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương có mất mát về người và tài sản do bão số 3.
Cùng với đó, biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là Bí thư, Chủ tịch các địa phương, các lực lượng quân đội, công an, các lực lượng liên quan trong phòng chống và khắc phục hậu quả bão. Đồng thời, cảm ơn nhân dân, doanh nghiệp đã cơ bản chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và hỗ trợ, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Về nhiệm vụ tiếp theo, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.
Cùng với đó cần khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Nhanh chóng thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún...
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 26 địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc
Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các bộ, ngành có liên quan chủ động, tích cực triển khai các công việc để khắc phục hậu quả bão theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; các Bộ: Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo thẩm quyền (về hướng dẫn, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn...), nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì công tác dự báo và truyền thông; chú ý thông tin hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai.
Chính quyền địa phương, các bộ, ngành theo thẩm quyền sử dụng dự trữ cho phòng chống thiên tai (về tài chính, phương tiện, vật tư...) để khôi phục các hoạt động trở lại bình thường. Các địa phương xuất cấp dự trữ để khắc phục các vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng.
Các đại biểu dự họp tại đầu cầu UBND tỉnh Phú Thọ
Đặc biệt, Thủ tướng kêu gọi các người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp bị thiệt hại, “có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta.
Thủ tướng lưu ý các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, thông tuyến giao thông.
Kiểm tra sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
Đặc biệt, cần tăng cường tuyên truyền để người dân nắm bắt, chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đinh Vũ
Tại các hội nghị, các nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ và Tuyên bố chung về thúc đẩy kết nối và tự cường ASEAN.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ...
Chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần phải khởi...
Thủ tướng yêu cầu ứng phó bão số 3 với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế...
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, ATGT, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, để nhân dân được nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 vui tươi,...
Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 8 nội dung, trong đó có 7 dự án, đề nghị xây dựng luật và 1 nội dung báo cáo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo Quyết định điều động, phân công của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang được phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8; yêu cầu các bộ ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này.
Thủ tướng nhấn mạnh, đường dây 500kV mạch 3 là đường dây mạch kép, có ý nghĩa quan trọng, tăng nguồn cung điện cho miền Bắc, phục vụ điện ổn định cho sản xuất, tiêu dùng của...
Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương không để bị động, bất ngờ trong ứng phó thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối...