Cập nhật:  GMT+7

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các văn nghệ sĩ: Ân cần, sâu sắc, thấm thía

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với các văn nghệ sĩ tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023): Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững. Đó là những điều thật ân cần, sâu sắc và thấm thía.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các văn nghệ sĩ: Ân cần, sâu sắc, thấm thía

Tổng Bí thư gặp mặt trò chuyện với đại biểu văn nghệ sĩ cả nước nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và đón nhận Huân chương Sao Vàng ngày 25/7/2018.

Ngay trong những lời đầu, Tổng Bí thư bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhà văn hóa kiệt xuất, Bác Hồ muôn vàn kính yêu - người đã đặt nền móng đầu tiên cho nền văn hóa, văn học nghệ thuật mới ở nước ta.

Tổng Bí thư tưởng nhớ và biết ơn các văn nghệ sĩ đầy tài năng đã cống hiến và hy sinh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; tên tuổi và tác phẩm của anh chị em đã đi vào ký ức của Nhân dân, làm rạng danh cho nền văn hóa, văn học nghệ thuật Cách mạng nước nhà.

Tổng Bí thư khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ văn nghệ sĩ: Các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị cao trên nhiều lĩnh vực, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư nhìn nhận và đánh giá hết sức sâu sắc những đóng góp của nền văn học nghệ thuật, đó là: Tiếp tục đổi mới, bám sát hiện thực sôi động của đất nước, có cách nhìn điềm tĩnh, tinh tế, tích cực ủng hộ sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin, có quan điểm biện chứng về đời sống; ca ngợi, khẳng định những cái tốt đẹp, cái tích cực; cổ vũ những nhân tố mới, thành tựu mới, “lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối”; tính tích cực xã hội được đề cao.

Văn học nghệ thuật ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, mới mẻ, giàu tiềm năng; xu hướng chuyên nghiệp hóa ngày càng được đề cao; tính dân tộc ngày càng đi vào chiều sâu, có thành tựu to lớn và bước tiến dài trong sự nghiệp. Chính tình hình tư tưởng, tình cảm của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ hiện nay đã góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị của xã hội, sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu, đóng góp to lớn của văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục.

Đặc biệt là tình trạng vẫn còn một số người phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Tác phẩm của họ thường xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, của Nhân dân. Một số phát ngôn, viết hồi ký, sách báo, trang điện tử, sử dụng các mạng xã hội có nội dung thiếu xây dựng, thậm chí rất cực đoan. Cá biệt có hiện tượng “bôi đen” giá trị thiêng liêng của lịch sử, của chế độ, đề cao quá mức cái “tôi” để kêu gọi tự do sáng tác... phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật.

Tổng Bí thư đã coi mình như là một hội viên của Hội, đồng chí đề nghị các bác, các anh, các chị, các đồng chí cùng nhau trao đổi, thảo luận thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, “tự soi, tự sửa” nhằm khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém trong sáng tác và lý luận phê bình văn học nghệ thuật cũng như trong việc tổ chức và hoạt động của các Hội và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật trong cả nước.

Tổng Bí thư gợi mở những định hướng chiến lược cho đổi mới hoạt động sáng tạo VHNT: Khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các văn nghệ sĩ: Ân cần, sâu sắc, thấm thía

Tổng Bí thư chụp ảnh lưu niệm với đại biểu các văn nghệ sĩ nhân gặp mặt kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ngày 25/7/2023.

Trong sự nghiệp cao cả, vĩ đại này của toàn dân tộc, đội ngũ trí thức, bao gồm trí thức khoa học - công nghệ và trí thức khoa học xã hội - nhân văn, trong đó có trí thức - văn nghệ sĩ giữ vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì trí thức, nhân tài chính là nguyên khí của quốc gia, là vốn liếng quý báu của dân tộc.

Cha ông ta đã dạy: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao; nguyên khí suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp”. Lâu nay, Đảng ta đã luôn luôn khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Hơn lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trên thương trường và mặt trận an ninh, quốc phòng, đối ngoại; đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội.

Đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, văn minh, thanh lịch, chan chứa tình người. Chỉ có như vậy, văn học, nghệ thuật của chúng ta mới có được những tác phẩm hay, làm lay động lòng người và cần thiết cho công chúng, cho xã hội.

Tổng Bí thư ân cần nói với các cây bút trẻ: Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn mới đi xa và bền vững. Chúng ta đều đã biết, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào và viết như thế nào? Nhiều người thường bảo, văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người.

Mong sao, các văn nghệ sĩ nhận thức và thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường, dễ dãi ám ảnh mình.

Tổng Bí thư chỉ rõ: Các đồng chí cần thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục dấn thân, đi xa hơn, vững vàng hơn. Bài học đó phải chăng vẫn là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống Nhân dân, chứ không phải chỉ sa vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ chỉ đơn giản như là một thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một sự đam mê tầm thường.

Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn đều là những tác gia có khát vọng và hoài bão lớn lao, có tầm nhìn xa rộng và có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được.

Sự quan tâm với VHNT và văn nghệ sĩ cả nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật ân cần, thấu đáo, sâu sắc và thấm thía.

Thăng Long


Thăng Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người có uy tín ở Tân Phú

Người có uy tín ở Tân Phú
2024-11-16 07:47:00

baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín tại khu 1, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, ông Đinh Công Đón đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát...

Ông Luận làm kinh tế giỏi

Ông Luận làm kinh tế giỏi
2024-07-22 14:41:00

baophutho.vn Nhiều năm nay, ông Bùi Đức Luận, sinh năm 1957 ở khu 6, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao là nông dân sản xuất giỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long