Cập nhật:  GMT+7

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường

Những ngày đầu Xuân năm mới, có dịp về với bà con đồng bào Mường xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập hòa trong những tiếng cồng chiêng quen thuộc vang lên khắp các bản Mường, chúng tôi được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo - tục buộc chỉ cổ tay (hay còn gọi là dây vía), một nét văn hóa đẹp trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường

Thầy Mo, nghệ nhân Nguyễn Đình Thưởng làm lễ buộc chỉ cổ tay.

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mường luôn có nhiều nét văn hóa đặc sắc, những giá trị truyền thống phong phú, độc đáo mang đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số. Theo người dân nơi đây, tục buộc chỉ tay một phần xuất phát từ cuộc sống đời thường, sinh hoạt, lao động và sản xuất, con người luôn phải gồng mình chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên, vì thế họ đã tạo ra cho mình một điểm tựa tinh thần như một niềm an ủi để lạc quan hơn trong cuộc sống.

Chúng tôi đến nhà nghệ nhân Nguyễn Đình Thưởng, cũng là thầy Mo của bản - người gắn bó quá nửa cuộc đời với tín ngưỡng văn hóa dân gian của đồng bào mình. Tiếp chúng tôi khi vừa mới trở về nhà sau một buổi sáng đi làm lễ mừng thọ cho người trong bản, bên ấm chè nóng, ông Thưởng nói: “Muốn hiểu về tục buộc chỉ cổ tay cần phải hiểu về quan niệm, lối sống, phong tục, tập quán và đặc biệt là thế giới tâm linh của người Mường. Người Mường có một quan niệm vô cùng đặc biệt về con người, đó là hồn vía, con trai thì bảy vía, con gái thì chín vía, buộc chỉ cổ tay là cách để giữ vía và gửi gắm, mong cầu những điều tốt đẹp”.

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường

Chỉ được kết lại từ những sợi dây với nhiều màu sắc khác nhau.

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường nơi đây được diễn ra thường xuyên trong năm, đặc biệt là vào các dịp như: Mừng thọ đầu Xuân, lễ đầy tháng trẻ nhỏ,... và mang những ý nghĩa tâm linh độc đáo khác nhau. Đối với người lớn tuổi, buộc chỉ cổ tay dịp đầu năm mới, nhất là những người từ 60 tuổi trở đi thì sợi chỉ thay cho lời chúc thọ, để cầu mong sức khỏe cho tuổi già. Buộc chỉ cổ tay cũng là cách để cầu chúc cho nhau một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, may mắn, bình an, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, con cháu, anh em trên dưới thuận hòa. Đối với những người mới ốm, buộc chỉ cổ tay với mong muốn sức khỏe sớm được hồi phục, mọi chuyện qua đi suôn sẻ theo cách người Mường vẫn gọi là “giữ vía”. Những trẻ nhỏ được buộc chỉ cổ tay là để chúc khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang. Người được buộc chỉ cổ tay như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, những điều tốt đẹp nên ai nấy đều rất vui vẻ, phấn khởi.

Chỉ buộc cổ tay được kết từ nhiều sợi dây với nhiều màu sắc khác nhau gồm: Màu đỏ, màu trắng, màu xanh, màu vàng... tượng trưng cho màu của trời, đất, cây cối, con người... Người làm lễ buộc chỉ là thầy Mo, những sợi chỉ dài khoảng một gang tay được để trong một chiếc đĩa có lá trầu và quả cau. Trước khi buộc chỉ vào cổ tay, thầy Mo sẽ làm lễ và đọc bài khấn, sau đó sẽ đeo chỉ vào cổ tay mỗi người, vừa đeo thầy Mo vừa niềm (cách gọi của đồng bào nơi đây), khi câu niềm kết thúc cũng là lúc sợi chỉ được đeo xong và người ta sẽ không bao giờ tháo hay cắt bỏ sợi chỉ cổ tay cho đến khi nào sợi chỉ tự đứt thì thôi. Chỉ sẽ được buộc cho gia chủ đầu tiên, sau đó tiếp đến là buộc cho những người ít tuổi hơn trong dòng họ và lần lượt con cháu trong gia đình. Để thay cho lời cảm ơn, gia chủ cũng đáp lại bằng cách dùng sợi chỉ và buộc vào cổ tay của thầy Mo.

Tục buộc chỉ cổ tay của người Mường

Khi câu niềm kết thúc cũng là lúc chỉ được đeo xong.

Không cầu kỳ, không tốn kém, tục buộc chỉ cổ tay đơn thuần là một nghi thức cầu an từ thuở khai thiên lập địa của đồng bào nơi đây và được duy trì cho đến ngày nay, là điểm tựa tinh thần giúp bà con vững tin hơn trong cuộc sống, cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn đến cho bản làng. Đây là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người Mường, tạo sự gắn kết cộng đồng, đồng thời cũng là sợi dây gắn bó, thắt chặt hơn tình cảm anh em, tình làng nghĩa xóm.

Chúng tôi rời Ngọc Đồng khi những cánh đào rừng đang độ thắm sắc, con đường, ngõ xóm rực rỡ cờ hoa, nhà nhà đang rộn ràng, hân hoan chào đón năm mới, sợi chỉ trên tay cùng những nét tươi vui, rạng rỡ hiện hữu trên gương mặt bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây càng làm cho mùa Xuân thêm rực rỡ, tràn đầy sức sống. Cùng với việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hy vọng rằng tục lệ độc đáo này sẽ được lưu giữ mãi trong đời sống, văn hóa tín ngưỡng của người Mường nơi đây để mỗi độ Tết đến Xuân về những khách “phương xa” như chúng tôi lại có dịp để được trải nghiệm những điều ý nghĩa này.

Thu Hương


Thu Hương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam
2024-11-13 15:19:00

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ...

Về Mường ăn cỗ

Về Mường ăn cỗ
2024-02-10 08:26:00

baophutho.vn Mỗi món ăn, dù là dân dã hay cầu kỳ, sang trọng cũng đều chứa đựng trong đó những câu chuyện, những giá trị về văn hóa đời sống, phong vị, tập...

Hình tượng rồng trong văn hóa người Việt

Hình tượng rồng trong văn hóa người Việt
2024-02-09 18:20:00

baophutho.vn Hình tượng rồng từ lâu đã là biểu tượng gần gũi với người Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung. Là biểu tượng thiêng liêng gắn...

Rộn ràng ngày Tết quê em

Rộn ràng ngày Tết quê em
2024-02-04 11:23:00

baophutho.vn Vui Xuân đón Tết Giáp Thìn 2024, các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho học sinh, thiếu...

Nét đẹp xin chữ đầu Xuân

Nét đẹp xin chữ đầu Xuân
2024-02-04 07:05:00

baophutho.vn “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”... Cứ độ Tết đến Xuân về, những câu thơ trong bài “Ông...

Tò he nhớ tuổi thơ

Tò he nhớ tuổi thơ
2024-02-04 07:04:00

baophutho.vn Nhắc đến tò he là nhớ ngay đến một loại đồ chơi dân dã, nhiều hình thù, màu sắc, đậm hồn Việt đã đi cùng những năm tháng tuổi thơ của biết bao...

“Check in” Tết

“Check in” Tết
2024-01-28 08:35:00

baophutho.vn Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các hiệu ảnh, quán cafe, nhà hàng hay một số siêu thị lớn trên địa bàn thành phố Việt Trì lại rục rịch trang hoàng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long