Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng thương hiệu cho nông sản

Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Song, các nông sản của tỉnh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu đủ mạnh nên giá trị kinh tế chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản chính là “bài toán khó” trong hành trình nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản Đất Tổ trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản

Sản phẩm Hồng Gia Thanh, huyện Phù Ninh xây dựng thành công thương hiệu, nâng cao thu nhập cho người trồng.

Xây dựng thương hiệu - khẳng định chất lượng sản phẩm

Cứ vào trung tuần tháng 7 âm lịch trở đi, những người trồng hồng ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh lại tấp nập đón thương lái và khách đến thăm, mua hồng không hạt về ăn và làm quà tặng. Giờ đây, người trồng hồng ở địa phương không còn phải lo đầu ra mà yên tâm đầu tư cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả hồng.

Ông Hán Văn Khanh, Giám đốc HTX Hồng Gia Thanh cho biết: Năm 2017, UBND huyện Phù Ninh triển khai dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Hồng không hạt Gia Thanh”. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Hồng không hạt Gia Thanh” cho loại quả này và cấp phép sử dụng nhãn hiệu tập thể các thành viên của HTX. Sau khi được cấp chứng nhận, HTX đã được cấp tem nhãn, đầu tư in ấn bao bì với đầy đủ thông tin, giúp khách hàng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, để người tiêu dùng có thể an tâm, tránh tình trạng bị lẫn lộn hàng giả, hàng thật.

Ngoài cây hồng Gia Thanh, trên địa bàn tỉnh đã có một số sản phẩm như chè xanh, bưởi Đoan Hùng, chuối tiêu xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, rau an toàn ở huyện Lâm Thao... từng bước xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, tạo được chỗ đứng với người tiêu dùng. Sau khi các sản phẩm được cấp chứng nhận thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, giá trị hàng hóa đã được nâng lên từ 15-20% so với trước.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng thương hiệu chính là cách giúp cho nông sản của địa phương có sức cạnh tranh trên thị trường. Qua việc xây dựng thương hiệu, người dân được nâng cao kiến thức về nông nghiệp, nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống sản xuất, bảo quản, tiếp thị sản phẩm; quản lý bán hàng, tiến hành các công việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý để tránh bị xâm phạm... Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát triển sản phẩm riêng, đặc trưng từng vùng miền và quảng bá, thu hút khách du lịch.

Có thể khẳng định rằng, xây dựng thương hiệu là vấn đề rất cần thiết đối với nông sản để sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế. Chính vì vậy, ngoài những chính sách chung của tỉnh, các địa phương cũng có những cơ chế riêng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản để sản phẩm khẳng định được vị thế trên thị trường.

Hiện nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển rất thành công tại các địa phương trong tỉnh. Đây chính là lợi thế để các địa phương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các chuỗi liên kết, vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản

Xây dựng được nhãn hiệu, HTX sản xuất rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã thành công đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, nâng cao thu nhập cho thành viên.

Chú trọng phát triển bền vững

Tuy nhiên, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu vẫn còn khó khăn do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; sản phẩm sau thu hoạch chưa thật bài bản, thiếu sự đầu tư cho công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường... Đây là những yếu tố cản trở chiến lược xây dựng thương hiệu nông sản. Mặt khác, kinh phí cho hoạt động này phần lớn phụ thuộc vào chương trình xúc tiến thương mại hoặc lồng ghép vào các chương trình hoạt động của các lĩnh vực khác. Doanh nghiệp thu mua nông sản tại các địa phương còn chưa mặn mà trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đa số nông sản được trồng và sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, nguồn giống cây trồng, vật nuôi thiếu sự kiểm soát và định hướng. Quy trình sản xuất còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, tập quán; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định. Sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể chủ yếu được xác định chất lượng bằng màu sắc, hình dáng, mùi vị... dựa vào cảm quan là chính nên rất khó định lượng để đề ra tiêu chuẩn chung cho sản phẩm đó.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hiệp - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Trong thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các thương hiệu nông sản đặc trưng của từng vùng gắn với OCOP. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các đơn vị tổ chức các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể để doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Song song với đó, Sở NN&MT tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để tạo ra chất lượng hàng hóa đồng đều, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, bền vững gắn với vùng quy hoạch tập trung, kết hợp xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thực phẩm an toàn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thực phẩm nông sản đặc sản... tạo cơ sở tiền đề quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế.

Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ các chủ thể kinh tế nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm, tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật, mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm... Tập trung rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục chú ý và đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho nông sản qua nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là đối với những nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản, từ đó không chỉ tạo ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp mà còn mở ra những tiềm năng phát triển lâu dài, sẽ giúp nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu và vươn xa hơn. Điều này giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời góp phần tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất, tiêu thụ và phát triển ngành nông sản tỉnh nhà trong tương lai.

Phan Cường


Phan Cường

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tận dụng cơ hội kích cầu tiêu dùng

Tận dụng cơ hội kích cầu tiêu dùng
2025-05-01 13:01:00

baophutho.vn Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 -4/5), các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hạng tiện lợi... trên địa bàn tỉnh đã chủ động...

Cá thính Đồng Nung đậm đà hương vị quê

Cá thính Đồng Nung đậm đà hương vị quê
2025-04-30 10:49:00

baophutho.vn Ở vùng đất Thượng Nông xưa (nay là xã Dân Quyền, huyện Tam Nông), nơi dòng sông Đà hiền hòa chảy qua, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng nguồn thủy...

Khi lòng dân đồng thuận

Khi lòng dân đồng thuận
2025-04-28 10:02:00

baophutho.vn Xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê được thành lập ngày 17/12/2019 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và Nhân dân các xã Phương Xá, Phùng Xá và...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long