Cập nhật:  GMT+7

Xứ đạo nỗ lực giảm nghèo

Ngô Xá là xã miền núi của huyện Cẩm Khê với 96% đồng bào công giáo, đời sống còn không ít khó khăn. Thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền đã chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai kịp thời, đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đúng quy định... Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Xứ đạo nỗ lực giảm nghèo

Mô hình nuôi bò của hộ ông Nguyễn Ngọc Nhung - xã Ngô Xá tạo việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Đỗ Quang Huy - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, trong đó xác định rõ vai trò chủ thể quan trọng của người dân nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Để có cơ sở thực hiện, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo có trọng điểm nội dung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, xác định nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 2 mũi nhọn song song”.

Từ mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân. Cùng với phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các tổ công nghệ số cộng đồng cũng tích cực cập nhật, chia sẻ thông tin về cách làm hay, mô hình kinh tế hiệu quả, tấm gương thoát nghèo, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Cùng với đó, UBND xã xây dựng các kế hoạch, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất; tập trung hỗ trợ phát triển những mô hình kinh tế thế mạnh địa phương...

Hằng năm, xã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có hộ nghèo, cận nghèo để người dân nắm bắt kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Mặc dù sản xuất tiểu thủ công nghiệp thời gian qua còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn đã chủ động tìm ra phương án khắc phục, duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Hiện nay, nghề đan lát ở Ngô Xá vẫn tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng của sản phẩm, thu hút nhiều lao động với thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, địa phương còn phát triển nghề may gia công với 3 xưởng may lớn, mỗi xưởng tạo việc làm cho từ 200-300 lao động và 4 xưởng nhỏ lẻ, thu hút từ 30-40 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 6-9 triệu đồng/người/tháng.

Xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận quan trọng, thế mạnh của địa phương, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, tập trung các giống có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa, cánh đồng sản xuất lúa tập trung tại các xứ đồng có điều kiện thuận lợi. Nhờ vậy, an ninh lương thực được đảm bảo. Các mô hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng hàng hóa được tập trung triển khai, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao được triển khai và nhân rộng.

Với sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền và các đơn vị chức năng, người dân có điểm tựa phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Tiêu biểu như ông Nguyễn Ngọc Nhung là một trong 10 thành viên tham gia tổ hội nghề nghiệp nuôi bò ở địa phương. Với ý chí và quyết tâm vươn lên thoát nghèo, ông Nhung đã được Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh tạo điều kiện cho vay 400 triệu đồng đầu tư nuôi bò. Nhờ đầu tư đúng hướng, hiệu quả, tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, mỗi năm ông xuất bán được từ 60-80 con bò, trừ chi phí còn lãi từ 6-8 triệu đồng/con. Ngoài làm kinh tế giỏi, ông còn hỗ trợ các thành viên tham gia tổ hội nghề nghiệp nuôi bò về con giống; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo ở Ngô Xá đã đạt được những kết quả nổi bật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95%. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 46 triệu đồng/người/năm. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,16%; cận nghèo giảm còn 6,12%.

Ánh Dương



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Giúp nông dân giảm nghèo bền vững
2024-10-21 09:54:00

baophutho.vn Cùng với nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội vững mạnh, những năm qua, Hội nông dân TP Việt Trì đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ nông...

Thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm
2024-10-21 08:34:00

baophutho.vn Kết thúc quý III năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 9,56%, đứng thứ 9 cả nước, thứ 4 của vùng. Điều này cho thấy sự cố...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long