Cập nhật:  GMT+7

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

Với tỷ trọng chiếm trên 40% GRDP, công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các cam kết môi trường đặt ra yêu cầu cao hơn về trách nhiệm và hành động cụ thể, khu vực công nghiệp cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi để bắt nhịp. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải đang trở thành điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn duy trì vị thế, tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn.

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

Công ty CP Gemmy Tân Sơn (Cụm công nghiệp Tân Phú) sử dụng gỗ nguyên liệu đạt chứng chỉ rừng bền vững FSC, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái đang được khuyến khích triển khai tại các cơ sở sản xuất. Giải pháp này góp phần giảm áp lực lên lưới điện quốc gia và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn năng lượng phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng thương hiệu gắn với yếu tố “xanh” - sử dụng nguyên liệu thân thiện, công nghệ sạch, bảo đảm các tiêu chí môi trường. Thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội, đặt sức khỏe người tiêu dùng vào trung tâm và phát triển sản phẩm theo hướng bền vững đang dần trở thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở ra cơ hội tham gia sâu hơn vào các thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường.

Công ty TNHH Toàn Cầu Xanh Vina (Cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ) chuyên sản xuất vải bạt cao cấp xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Úc với sản lượng trên 800 tấn/tháng. Ông Lý Ngọc Công, Giám đốc công ty cho biết: “Nhiều thị trường xuất khẩu hiện nay yêu cầu khắt khe về trách nhiệm môi trường, trong đó có tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng sạch. Từ năm 2024, công ty đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, giúp giảm khoảng 30% chi phí tiền điện hàng tháng. Giải pháp này còn góp phần hiện thực hóa cam kết giảm phát thải và tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Trong lĩnh vực thương mại, việc gắn phát triển thương mại với tiêu chí “xanh” giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, hình thành thói quen mua sắm có trách nhiệm trong cộng đồng. Thời gian qua, nhiều cửa hàng tiện lợi và siêu thị trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai các giải pháp nhằm giảm tác động đến môi trường, trong đó tập trung vào việc sử dụng túi đựng thực phẩm phân hủy sinh học và phân phối các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái. Những thay đổi này giúp đơn vị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng xu hướng thị trường, đồng hành cùng nỗ lực chung của xã hội trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các yêu cầu quốc tế về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch và giảm khí nhà kính đang đặt ra cả thách thức và cơ hội đổi mới cho hoạt động sản xuất trong nước. Việc chủ động thực hiện quá trình chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ là xu thế, mà còn là yếu tố sống còn để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong quá trình này, sự đồng hành chặt chẽ giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp sẽ tiếp tục là nền tảng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi diễn ra hiệu quả, thực chất, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đặc thù của tỉnh.

Nguyễn Huế


Nguyễn Huế

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng
2025-07-17 06:49:00

Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,52% trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam là khá cao, tạo nền tảng cho mục...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long