Cập nhật:  GMT+7

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành trụ cột kinh tế

Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từng bước khơi thông các điểm nghẽn và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi.

Kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng tăng vào nền kinh tế

Với nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển, những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, tham gia ngày càng sâu rộng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, thương mại, dịch vụ, xây dựng và chế biến nông, lâm, thủy sản. Trên thực tế, khu vực KTTN không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về loại hình, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó các doanh nghiệp tư nhân khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Toàn tỉnh hiện có khoảng gần 11.000 doanh nghiệp, cơ sở tư nhân hoạt động, chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp hoạt động, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc cũ có hơn 8.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động. Khối kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng tăng vào nền kinh tế tỉnh, tạo hàng trăm nghìn việc làm, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách Nhà nước hằng năm và là lực lượng tiên phong trong quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương. Tính riêng khu vực KTTN tỉnh Vĩnh Phúc cũ giai đoạn 2017 - 2023, mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước của khu vực này tăng trưởng mạnh, từ 1.190 tỷ đồng, chiếm 3,96% năm 2017 lên hơn 1.700 tỷ đồng, chiếm 5,62% năm 2023; số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân tăng đáng kể, từ gần 191 nghìn lao động năm 2017 lên gần 220 nghìn lao độnnăm 2024, bình quân mỗi năm tăng gần 4.000 lao động. Khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân chung của tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập đạt 10,09%, trong đó chia theo khu vực Phú Thọ tăng 10,33%, đứng thứ 9/63; Vĩnh Phúc tăng 10,07% đứng thứ 10/63; Hòa Bình tăng 9,72%, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, tốc độ tăng trưởng GRDP của cả 3 tỉnh đều cao hơn mục tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 25/NQ- CP.

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành trụ cột kinh tế

Công ty cổ phần Tự động hóa DT Vina (xã Yên Lạc) đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm cơ khí chính xác, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tác trong và ngoài nước.

Mặc dù lớn mạnh, song thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cả về số lượng cũng như quy mô và hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 95%; trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm hơn 70%. Phần lớn doanh nghiệp có năng lực công nghệ trung bình thấp, hạn chế đổi mới sáng tạo và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động của khu vực này hiện chỉ đạt xấp xỉ gần 100 triệu đồng/lao động/năm, thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp nhà nước (hơn 400 triệu đồng) và khu vực FDI (hơn 350 triệu đồng/lao động).

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột nền kinh tế

Với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh; là lực lượng tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, tỉnh tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội. Chủ động tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Các giải pháp cụ thể, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư... qua đó rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan đến tiếp cận đất đai, tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Hằng năm, các hội nghị xúc tiến đầu tư, tọa đàm và đối thoại doanh nghiệp - chính quyền được tổ chức, tạo kênh trao đổi trực tiếp giúp doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, vướng mắc để được tháo gỡ kịp thời.

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành trụ cột kinh tế

Công nhân Công ty TNHH Việt Huy, CCN làng nghề Đồng Văn, xã Tề Lỗ chuyên sản xuất găng tay lao động, tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng khu vực KTTN đạt bình quân từ 10,5%/năm trở lên, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết 68- NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân; tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp vào giá trị ngân sách đạt 50-60%/tổng thu ngân sách, đóng góp 62- 65% GRDP của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 46,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động (khu vực Vĩnh Phúc cũ 20.000, Phú Thọ cũ 19.000, Hòa Bình cũ 7.500 doanh nghiệp) và hơn 100 nghìn hộ kinh doanh hoạt động; giải quyết việc làm cho 84-85% tổng số lao động, năng suất lao động tăng bình quân 10-11%/năm; tốc độ tăng thu ngân sách từ khu vực KTTN đạt hơn 10% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Tại hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (sau hợp nhất) lĩnh vực kinh tế - xã hội với chủ đề “Nhận diện tiềm năng và định hướng phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu đã chỉ rõ, tỉnh sau sáp nhập cần lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tư nhân làm động lực chính và nguồn lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng năm 2030 từ 55 - 60%; đóng góp của kinh tế số đạt 30% GRDP trở lên. Điều đó cho thấy, chính quyền tỉnh mới kỳ vọng rất lớn vào khu vực kinh tế tư nhân, bộ phận được coi là trung tâm của sự phát triển.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung vào 3 đột phá chiến lược gồm: Hoàn thiện thể chế; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thường xuyên tiếp thu, kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị, vướng mắc, những điểm nghẽn cần tháo gỡ của khu vực KTTN với tinh thần là tạo cơ chế, trao niềm tin và truyền cảm hứng để KTTN bứt phá, trở thành một “trụ cột phát triển” của kinh tế của tỉnh mới, tạo động lực lan tỏa để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Dòng vốn của những giấc mơ bền vững

Dòng vốn của những giấc mơ bền vững
2025-07-14 09:02:00

baophutho.vn Từ chương trình đầu tư công, 113 tỷ đồng đã và đang được đầu tư cho các xã vùng hồ sông Đà: Tiền Phong, Cao Sơn, Tân Pheo, Đức Nhàn - điểm đến...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long