
{title}
{publish}
{head}
Đau lưng do lạnh là “sự cố” khó tránh khỏi, đau từ lưng xuống, xoay người đau, nằm nghỉ không đỡ, thời tiết ấm lên thì đỡ. Trong những ngày thời tiết lạnh có thể dùng món ăn bài thuốc và chườm ấm tại chỗ giúp giảm đau hiệu quả.
1. Tại sao trời lạnh gây đau lưng?
Lưng của chúng ta được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là cột sống và các hệ thống cơ, dây chằng và sụn.
- Cột sống, nằm dọc giữa lưng, được chia thành 5 đoạn: Từ trên xuống dưới là đoạn cổ (7 đốt), đoạn ngực (12 đốt), đoạn thắt lưng (5 đốt), đoạn cùng (5 đốt) và đoạn cụt (4 hoặc 5 đốt). Ở người trưởng thành, các đốt sống cùng và sống cụt dính liền với nhau, thành xương cùng và xương cụt.
- Các hệ thống cơ, dây chằng và sụn: Nhờ sự liên kết, nâng đỡ của hệ thống cơ, dây chằng... mà cột sống có thể đứng thẳng, lưng chúng ta có thể cúi, ngửa, xoay phải, xoay trái...
Trời lạnh là thời điểm có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao khiến các hệ thống cơ bị co rút, lưu thông máu kém đi, đồng thời lúc này cơ thể ít vận động hơn làm giảm đàn hồi của cơ bắp, co cứng cơ gây đau.
Đau lưng do lạnh cần bồi bổ nguyên khí, làm ấm vùng đau.
Đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống. Đau lưng do lạnh thường do ngoại cảm (hàn tà hoặc thấp tà) gió lạnh, hoặc bị mưa ướt, hay đang vã mồ hôi ra ngoài gió, cơ thể suy yếu, huyết ứ trở trệ ở vùng lưng, khiến cho kinh mạch bị nghẽn tắc mà sinh bệnh.
2. Món ăn bài thuốc có tác dụng giảm đau lưng
Theo Đông y, khi chữa trị đông y do lạnh chủ yếu tập trung vào khử tà, bồi bổ nguyên khí, làm ấm vùng bị đau.
- Cháo thuốc
Bài 1:Ngải cứu 12g, lá lốt 16g. Ngải cứu và lá lốt rửa sạch, thái nhỏ, cùng với 100g gạo tẻ; nấu cháo ăn trong ngày.
Công dụng: Ngải cứu và lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống. Ngoài ra, cũng có thể chế biến các món ăn với ngải cứu rán hoặc luộc với trứng gà chữa đau lưng do lạnh đạt kết quả tốt.
Bài 2: Can khương (gừng khô) 6g, thổ phục linh 15g, hồng táo 5 trái. Các vị thuốc sắc lấy nước bỏ bã, dùng nước thuốc thêm 100g gạo tẻ nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
- Rượu thuốc: Thương truật 15g, hồng hoa 10g, mộc qua 15g, rượu trắng 500ml; ngâm 7 ngày; ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10ml.
Ngải cứu, vị thuốc làm ấm, giảm đau lưng do lạnh
- Thuốc làm ấm vùng bị đau
Người bệnh có thể làm ấm vùng lưng bằng bài thuốc đắp qua da nhằm mang theo dược chất thấm dần vào nơi bị tổn thương giúp giảm đau lưng.
Dùng một trong số bài thuốc sau:
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng.
Bài 2: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và và 4. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Bài 4: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 5: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Lưu ý, người bệnh cần chú ý mặc ấm, tránh để cơ thể nhiễm lạnh, giữ ấm vùng xung quanh thắt lưng.
Bệnh đau lưng do lạnh có thể điều trị bằng vật lý trị liệu như chiếu hồng ngoại, chạy điện hoặc xoa bóp, tập luyện... Đặc biệt nếu ăn uống đúng cách và vận động phù hợp giúp phòng tránh và điều trị đau lưng hiệu quả.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
https://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-giam-dau-lung-do-lanh-169231116134334273.htm
{name} - {time}
baophutho.vn Tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận người bệnh L.M.T (sinh năm 1965) ở huyện Thanh Thủy, nhập viện trong...
Bộ Y tế đang xúc tiến phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và...
Nhiều người sử dụng tinh bột nghệ để chữa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên khi dùng loại bột này cần lưu ý...
Hen và suyễn là hai trạng thái bệnh lý khác nhau, tuy nhiên ít thấy chứng hen phát ra đơn thuần, mà phần nhiều có kèm theo suyễn...
Nám, tàn nhang là một trong những nỗi lo ngại phổ biến của nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh phương pháp điều trị thẩm mỹ, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì thực phẩm cũng đóng...
Theo Bộ Y tế, khi đi khám chữa bệnh, người tham gia BHYT có thể lựa chọn xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp xuất trình thẻ BHYT nhưng không có...
Nghị định 75 với 5 điểm mới, được cho là có các quy định mang tính đột phá, gỡ được các “nút thắt” vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo...
Vảy nến là một bệnh ngoài da mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Trong Đông y, bệnh vảy nến được điều trị bằng thuốc uống trong là chính, thuốc xoa bên ngoài chỉ có tính hỗ trợ.
Trong dân gian thường lưu truyền về nước lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, tía tô là một vị thuốc nam, do đó cần sử dụng đúng cách.
Cảm lạnh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh do một số loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông, lây truyền từ người sang người, do tiếp xúc...
Thời tiết chuyển dần sang lạnh, cơ thể rất dễ bị ho, viêm họng. Dùng lá hẹ tươi là biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm ho, giảm đau rát cổ họng.
Nứt gót chân tình trạng thường gặp gây không ít khó chịu. Tuy nhiên chỉ với những nguyên liệu sẵn tại nhà có thể khắc phục hiện tượng này.