{title}
{publish}
{head}
Có ý kiến cho rằng “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Cuộc sống hiện đại đang ngày càng tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cách nghĩ, nếp sống của mỗi gia đình người Việt. Vì vậy, để giữ cho tổ ấm được bền vững, đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình phải luôn tích cực, biết cách vun đắp, sẻ chia, gìn giữ nếp sống và bảo vệ hạnh phúc tổ ấm của mình. Mỗi tổ ấm có hạnh phúc mới tạo nền tảng vững chắc cho đất nước thịnh vượng, hùng cường.
Hạnh phúc.
Tôn trọng và yêu thương
Gia đình Việt Nam truyền thống được gắn kết bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa mang tính truyền thống của người Việt, trở thành các chuẩn mực đạo đức của dân tộc như: Hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau... luôn được trân trọng giữ gìn. Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, theo đó, nhiệm vụ ra ngoài kiếm tiền, chăm lo vật chất cho gia đình là thuộc về đàn ông; còn người phụ nữ đóng vai trò “giữ lửa”, vun vén hạnh phúc gia đình, chăm lo cho con cái. Tuy nhiên, ngày nay, người phụ nữ không chỉ quanh quẩn “nơi góc bếp” mà họ cũng có công việc, có địa vị cũng như các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc xây nhà và xây tổ ấm đòi hỏi cả vợ và chồng phải có sự đồng lòng, chung sức. Thực tế minh chứng, các thành viên trong gia đình biết chia sẻ, tôn trọng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu từ góc khuất của cơ chế thị trường. Đó chính là “tấm lá chắn vô hình”, đủ mạnh để bảo vệ cho các thành viên trong gia đình không bị vấp ngã. Các gia đình văn hóa tiêu biểu không chỉ là tấm gương sáng, đi đầu trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, họ còn là nhân tố góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ...
Là một trong những gia đình “tam đại đồng đường”, dù có 3 thế hệ cùng chung sống nhưng các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Đức Mão - 78 tuổi, khu Châu Phong, phường Dữu Lâu, TP Việt Trì luôn vui vẻ, hạnh phúc. Bằng trải nghiệm cả đời mình, ông Mão chia sẻ: Trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, các thành viên sẽ có quan điểm sống và suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, muốn gia đình luôn hạnh phúc, vợ chồng tôi thường xuyên khuyên con, cháu trong cuộc sống, đạo đức phải đặt lên hàng đầu. Trong gia đình thì “dưới nhìn lên, trên nhìn xuống”, con cháu phải biết hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em như chân với tay. Con cái sinh ra phải răn dạy từ nhỏ, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Anh em bảo ban nhau làm ăn, không được ghen ghét, đố kỵ, có như thế gia đình đoàn kết, hạnh phúc.
Hạnh phúc gia đình 3 thế hệ.
Thực tế đã chứng minh, vật chất đủ đầy có thể làm cuộc sống tốt hơn nhưng không đảm bảo chắc chắn có hạnh phúc. Biết yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau thì dù thiếu thốn, khó khăn vẫn tràn ngập niềm vui. Gia đình anh Lương Sơn Hưng và chị Nguyễn Kim Oanh - xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh là hình mẫu đại diện cho thế hệ gia đình trẻ, hiện đại song vợ chồng anh chị vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp của gia đình. Công việc bận rộn, còn nhiều khó khăn nhưng vợ chồng anh chị vẫn dành cho nhau sự quan tâm để vun đắp, gìn giữ hạnh phúc gia đình, cùng nhau chăm sóc, dạy dỗ con cái, chia sẻ công việc nhà, tôn trọng nhau. Chị Kim Oanh chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 thành viên, con cả học đại học, 2 con sau đang học phổ thông. Chồng tôi luôn bận rộn công việc kinh doanh, có nhiều thời điểm khó khăn chồng chất nhưng tôi và chồng luôn chia sẻ, động viên nhau. Vì vậy, đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các con để các cháu học tập tiến bộ, có lối sống lành mạnh; cùng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hai bên, giúp đỡ anh em họ hàng. Nhờ vậy mà không khí của gia đình tôi luôn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc”.
Chung tay vun đắp hạnh phúc
Trong guồng quay của xã hội hiện đại, cùng với những cơ hội để mỗi gia đình vươn lên phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều hệ lụy tác động trực tiếp đến các giá trị văn hoá truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên dần trở nên lỏng lẻo, mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi; tình trạng ly hôn, ly thân; tình trạng bạo lực trong gia đình; nhiều tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào một số gia đình... đã và đang đặt ra những thách thức mới.
Vợ chồng chị Hạnh Nguyên - xã Hy Cương, TP Việt Trì không chỉ phát triển kinh tế giỏi mà còn nuôi dạy các con ngoan, học tập tiến bộ.
Để gia đình trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, trước hết, mỗi thành viên cần nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mái ấm gia đình; biết cách điều hoà mọi công việc, mối quan hệ để giữ gìn mái ấm của mình. Những “viên gạch” để xây nên ngôi nhà hạnh phúc chính là thái độ, hành động sống có trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau, vì sự bền vững của gia đình chính là nền tảng phát triển xã hội. Chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi người, gia đình cũng chính là trường học đầu tiên để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến.
Hưởng ứng Chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2024 “Gia đình hạnh phúc, Quốc gia thịnh vượng”, Sở VHTT&DL đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam. Các cấp, các ngành, các địa phương đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc; kế thừa, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, gia đình Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thanh Xuân- Trưởng Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình, Sở VH,TT&DL cho biết: Mỗi năm, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là dịp để nhắc nhở mỗi người phải trân trọng, yêu thương và quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình. Thời gian qua, với vai trò, chức năng của mình, Sở VH-TT&DL luôn đồng hành cùng người dân thông qua các hoạt động của công tác gia đình và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị, thành đã chủ động tham mưu có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của tỉnh và trung ương thực hiện công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm: Ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày Gia đình Việt Nam và xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”... Qua đó, góp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Hai tiếng “Gia đình” thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời mỗi người. Khi có tình yêu, có sự hy sinh, chắc chắn sẽ vượt qua được mọi sóng gió của cuộc đời. "Tình yêu thương là chất kết dính diệu kỳ của mỗi gia đình, là cội nguồn cho sức mạnh tình cảm sâu nặng và lòng thủy chung, gắn bó dài lâu”.
Anh Thơ
baophutho.vn Ngày 15/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Dự hội nghị có lãnh đạo...
baophutho.vn Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm quan, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tích cực kêu...
baophutho.vn “...Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con...” - lời bài hát Cho con của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, phổ thơ Tuấn Dũng không chỉ là một câu trong...
baophutho.vn Mùa hè là thời điểm học sinh tạm xa trường lớp để có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tiếp sức tinh thần bước vào năm học mới. Nhằm tạo...
baophutho.vn Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời là dịp để các gia đình được giao...
Ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C; Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa to đến rất to.
baophutho.vn Ngày 27/6, Đoàn thị trấn Hạ Hòa tổ chức khánh thành Công trình thanh niên “Tuổi trẻ Đất Tổ chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử, văn...
baophutho.vn Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày 27/6, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị...
baophutho.vn Thức dậy từ 5h sáng, vợ chồng anh Đào Trung Kiên, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao mỗi người một việc, người lo chuẩn bị đồ ăn sáng, người lo kiểm...
baophutho.vn Ngày 27/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công...
baophutho.vn Những ngày này, trên 3.000 tình nguyện viên của Chương trình “Tiếp sức mùa thi” trên địa bàn toàn tỉnh đã “dốc lực” thực hiện nhiều hoạt động...
Thủ đô Hà Nội nhiều mây, sáng có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to; sau có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất từ 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30-32 độ C.