
{title}
{publish}
{head}
Thịt đỏ có các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nhưng nó cũng đi kèm với một số rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe nếu ăn nhiều.
1. Thế nào được gọi là thịt đỏ?
Thịt đỏ theo cách hiểu truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín. Theo Julia Zumpano, chuyên gia Dinh dưỡng tim mạch đã đăng ký tại Cleveland Clinic, thịt được phân loại thành thịt trắng hoặc đỏ dựa trên lượng myoglobin có trong cơ của động vật. Myoglobin là một loại protein có trong thịt, tạo ra màu đỏ khi tiếp xúc với oxy.
Thịt đỏ là thịt từ các loại động vật, như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê... Thịt ở các loại động vật này có màu đỏ chính là do các chất ôxy hóa chứa trong các Heme (nhóm thay thế chứa các nguyên tố sắt màu đỏ) tạo nên.
Một loại liên quan thịt đỏ thường được tiêu thụ là thịt chế biến: Thịt được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối hoặc thêm chất bảo quản hóa học, như: thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội (giăm bông, salami, bologna, pepperoni,...).
Mặc dù thịt đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng tiêu thụ nhiều thịt đỏ lại không tốt cho cơ thể.
2. Điều gì khiến thịt đỏ có hại cho cơ thể?
Chuyên gia Julia Zumpano cảnh báo: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe khi thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ chế biến.
Có nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe trong thịt đỏ, nguồn cung cấp protein, vitamin B, sắt và kẽm tốt. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và góp phần gây béo phì.
Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ chế biến sẵn, có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại chính:
2.1. Thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chuyên gia Zumpano giải thích: Mức cholesterol cao có thể dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám và xơ vữa động mạch động mạch, tình trạng mảng bám trong động mạch trở nên cứng hơn, có thể dẫn đến gia tăng các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ. Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, cũng góp phần làm tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch.
2.2. Tăng nguy cơ mắc ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến sẵn, với tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Quá trình chế biến thịt (xông khói, nướng, chiên) có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại thịt đỏ là chất gây ung thư nhóm 2A, được mô tả là “có khả năng gây ung thư cho con người”. Tuy nhiên, theo cơ quan này, vì việc phân loại thịt đỏ là chất gây ung thư nhóm 2A dựa trên bằng chứng hạn chế nên cần tính đến những yếu tố khác khi quyết định có nên ăn thịt đỏ hay không.
2.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Thịt đỏ chứa nhiều purine, một chất có thể chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể. Acid uric cao có thể gây ra các cơn đau khớp dữ dội ở người bệnh gout.
2.4. Ăn quá nhiều thịt đỏ gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Thịt đỏ khó tiêu hóa hơn so với thịt trắng hoặc cá. Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu.
2.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe thận
Thịt đỏ chứa nhiều protein, có thể gây áp lực lên thận. Người có bệnh thận nên hạn chế protein để bảo vệ chức năng thận.
3. Nên ăn thịt đỏ thế nào cho đúng?
Có thể thay thế protein trong thịt đỏ bằng các loại thực phẩm khác như thịt gà, cá, các loại đậu.
Vì những lý do trên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên để giảm thiểu tác hại của thịt đỏ đối với cơ thể:
Nên ăn thịt đỏ một cách điều độ, không quá 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.
Hạn chế tối đa thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.
Thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein lành mạnh khác như thịt trắng, cá, đậu nành hoặc các loại đậu.
Tăng cường rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống.
Chế biến thịt bằng cách nướng, hấp hoặc luộc thay vì chiên rán.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Zumpano, thịt đắt hơn so với nguồn protein thực vật như đậu, hạt và đậu phụ, việc thay thế một bữa ăn bằng một bữa ăn chay mỗi tuần có thể tiết kiệm được đáng kể. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc ăn thịt đỏ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Kim ngân là loài cây leo cho 2 vị thuốc là kim ngân hoa (hoa kim ngân) và nhẫn đông đằng (dây và lá kim ngân), có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, chữa mụn nhọt...
Hạt hướng dương là món ăn vặt phổ biến, xuất hiện tại hầu hết các quán cà phê, trà đá... Tuy nhiên, hạt hướng dương cũng có những nhược điểm và tác dụng phụ cần được cân nhắc.
Nước ép củ dền đỏ là một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức bền, cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp và giải độc... nhưng ai không nên...
Tăng cholesterol có thể gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bổ sung 5 chất dinh dưỡng dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các vấn đề liên quan.
Duy trì xương chắc khỏe ngày càng trở nên quan trọng khi chúng ta già đi, đặc biệt là vào cuối độ tuổi 40 trở đi, khi mật độ xương có thể bắt đầu suy giảm...
Tập luyện sức mạnh là một trong những bài tập hiệu quả nhất để đốt cháy calo, giảm mỡ giúp cơ thể săn chắc. Tuy nhiên, các bài tập này nên kéo dài bao lâu để tối đa hóa hiệu quả?
baophutho.vn Thời gian gần đây, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến nhiều người nhập viện với các triệu chứng liệt mặt, méo miệng. Đáng lo ngại, không ít...
Gừng và nghệ là hai loại gia vị có nguồn gốc từ cùng một họ thực vật. Không chỉ là gia vị nấu ăn mà từ lâu, gừng và nghệ đã được sử dụng làm thuốc thảo dược tốt cho sức khỏe.
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tìm hiểu lý do nên thêm một tép tỏi sống vào thói quen hàng ngày để thay đổi sức khỏe theo chiều hướng tốt hơn.
Khi được chẩn đoán mắc viêm khớp, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Nên hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Quả ổi là dược liệu trị bệnh được y học cổ truyền sử dụng từ hàng trăm năm trước. Quả ổi cũng là nguồn cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, mang...
baophutho.vn Vừa qua, các bác sĩ Khoa Phụ sản và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) – Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đã phẫu thuật lấy thai thành công cho...