{title}
{publish}
{head}
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Dinh dưỡng tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh do viêm mạn tính, nhưng nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống ngày nay có thể khiến hệ thống miễn dịch gặp nguy hiểm.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm cần tránh để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt:
1. Ngũ cốc tinh chế
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giữ cho thức ăn và chất thải di chuyển dọc theo cơ thể, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Các vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột sử dụng chất xơ để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Ngũ cốc tinh chế trải qua quá trình loại bỏ chất xơ. Các loại ngũ cốc có thể được tinh chế để tạo hương vị, hình thức hoặc bảo quản sản phẩm được lâu hơm, nhưng nếu không có chất xơ, nhiều lợi ích sức khỏe sẽ bị mất đi.
Thực phẩm ít chất xơ cũng khiến bạn cảm thấy kém no hơn. Vì vậy, bạn có thể có xu hướng ăn nhiều hơn. Ngũ cốc tinh chế cũng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn. Cả hai điều này đều góp phần làm tăng cân và làm tổn hại đến hệ miễn dịch.
Các loại thực phẩm phổ biến được làm từ ngũ cốc tinh chế bao gồm:
Bánh ngọt
Gạo trắng
Bánh mì trắng
Bánh bột mì
Thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc bột mì đa dụng...
2. Thực phẩm siêu chế biến
Thực phẩm siêu chế biến được thay đổi theo nhiều cách trong quá trình sản xuất. Một loại thực phẩm có thể được chế biến hoặc siêu chế biến để:
Trông bắt mắt hơn hoặc có vị khác
Sản xuất hoặc vận chuyển dễ dàng hoặc nhanh hơn
Có thời hạn sử dụng dài hơn
Thuận tiện hơn khi chuẩn bị hoặc ăn uống...
Hầu hết các loại thực phẩm siêu chế biến đều chứa một danh sách dài các chất phụ gia và bảo quản (mặc dù hầu hết trong số này đã được phê duyệt về an toàn thực phẩm). Tuy nhiên, một số hóa chất trong thực phẩm chế biến sẵn có thể không tốt cho hệ miễn dịch.
Cần tránh thức ăn nhanh để có miễn dịch khỏe mạnh.
Ngoài ra, hầu hết thực phẩm siêu chế biến đều được làm từ ngũ cốc tinh chế và có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung. Chúng cũng chứa ít vitamin và khoáng chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể cần.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến cơ thể bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc dễ bị viêm mạn tính, mắc các bệnh tự miễn, dị ứng hoặc ung thư...
Thực phẩm siêu chế biến phổ biến bao gồm:
Bánh ngọt, bánh quy và kẹo đóng gói
Khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ
Thanh ăn sáng đóng gói, bánh mì cuộn và bánh bao
Thực phẩm ăn liền
Hầu hết các loại thức ăn nhanh...
3. Đồ chiên
Thực phẩm chiên có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch theo một số cách:
- Chúng có xu hướng chứa nhiều calo: Thực phẩm được chiên để tạo hương vị thơm ngon, điều đó có thể có nghĩa là ăn nhiều calo cùng một lúc... Ăn thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, không tốt cho hệ thống miễn dịch.
- Dầu dùng để chiên có thể không tốt cho hệ thống miễn dịch: Nhiều loại dầu, ngay cả khi chúng được làm từ thực vật, có hàm lượng axit béo omega-6 cao hơn. Chúng ta cần axit béo omega-6 trong chế độ ăn uống của mình, giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa omega-6. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều omega-6 hơn axit béo omega-3cso thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Đồ chiên rán hấp thụ nhiều dầu: Dó đó, hầu hết các món chiên đều chứa lượng lớn axit béo omega-6. Chúng ta có thể khó ăn đủ axit béo omega-3 để giúp cho hệ miễn dịch ở trạng thái cân bằng.
Thực phẩm chiên có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch
4. Đồ ăn mặn
Hầu hết muối trong chế độ ăn điển hình đều có nguồn gốc từ thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn. Lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là dưới 2.300 mg mỗi ngày, nhưng lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày cảu chúng ta thường cao hơn rất nhiều tới 3.400 mg mỗi ngày. Quá nhiều natri gây căng thẳng cho hệ tim mạch và thận và ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến chứng viêm, có thể làm cho một số tình trạng mạn tính và tự miễn dịch trở nên tồi tệ hơn, như bệnh chàm, đa xơ cúng... Viêm mạn tính cũng là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh gan.
Quá nhiều natri cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào chống nhiễm trùng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều natri có thể làm cho một loại tế bào miễn dịch nhất định - gọi là bạch cầu trung tính – kém hiệu quả hơn. Đây là những tế bào máu chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
5. Thực phẩm và đồ uống có thêm đường
Ăn quá nhiều đường cũng dẫn đến viêm nhiễm. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng đường dư thừa và các bệnh tự miễn dịch như: Viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, bệnh vẩy nến, đa xơ cứng...
Ăn nhiều đường cũng góp phần làm tăng cân, dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn.
6. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có thể làm tăng tình trạng viêm ở một số người. Điều đó có thể xảy ra nhiều hơn nếu thịt được chế biến sẵn.
Trên thực tế, bất kỳ loại thịt chế biến hoặc thịt đã qua xử lý nào cũng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hơn. Thịt chế biến bao gồm: Thịt xông khói, xúc xích, rhịt hộp...
Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ ở mức 2 phần hoặc ít hơn mỗi tuần và chỉ nên thỉnh thoảng ăn thịt chế biến sẵn.
7. Rượu
Uống rượu - đặc biệt là uống nhiều rượu - có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau: Có thể làm giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh mà hệ thống miễn dịch của bạn cần để hoạt động. Uống nhiều rượu cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản xuất, dẫn đến tình trạng viêm và khiến có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nếu bạn chọn uống rượu, tốt nhất bạn nên hạn chế uống hàng ngày ở mức:
Đối với nam giới là 2 ly trở xuống, đối với nữ là 1 ly trở xuống.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Cà phê có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, có nên dùng cà phê trước khi tập thể dục, đặc biệt là khi bụng đói hay không?
Dị dạng mạch não là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc bất thường của các mạch máu trong não.
baophutho.vn Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/6. Đây là Kỳ thi quan trọng nên ngoài việc ôn tập, chuẩn bị kiến...
baophutho.vn Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đã cấp cứu và phục hồi xương vùng mặt bị vỡ phức tạp sau tai nạn giao thông cho người bệnh Đ.N.C, 48...
Bản thân bệnh ung thư dạ dày và việc điều trị ung thư khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, mất năng lượng, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng...
Vitamin D giúp tạo nên cấu trúc xương, hoạt hóa tế bào tổng hợp xương, làm tăng mật độ xương. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi, magie, phospho qua đường tiêu hóa và đảm bảo quá...
Một số nghiên cứu khẳng định chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, gúp giảm viêm chẳng hạn như tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Sữa chua là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu giúp giảm cân và tăng cường miễn dịch. Nhưng bạn cần lưu ý ăn sữa chua đúng cách mới mang lại hiệu quả.
Trong y học cổ truyền rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu... nhiều người đặt câu hỏi ăn rau má thế nào thì tốt?
Đau đầu do nhiệt là tình trạng thường gặp trong mùa hè. Dưới đây là những biện pháp giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ròng rã hơn một năm trời trải qua cơn tai biến và chịu nhiều di chứng. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng, bác Cao Ngọc Phan ( trú tại Gia Lâm, Hà Nội ) đã hồi phục đến 80%, ngủ...
Nguồn thuốc sử dụng trong chiến dịch do tổ chức Vitamin Angel - Hoa Kỳ viện trợ. Trong chiến dịch đợt 1, dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A.