{title}
{publish}
{head}
Nước rất quan trọng để có sức khỏe tốt và thực sự nước giúp ích cho nhiều chức phận trong cơ thể. Cơ thể cần nước để duy trì mức độ hydrat hóa, cung cấp nhiên liệu cho tế bào, giữ cho não và cơ thể hoạt động.
Nhiều người thiếu nước do không uống đủ nước hàng ngày và thậm chí họ còn uống những loại đồ uống gây mất nước, như đồ uống có đường và rượu. Những loại đồ uống này có thể làm mất thêm lượng nước trong cơ thể.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nước tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể như quá trình hấp thụ, quá trình chuyển hóa, quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
BS Trương Hồng Sơn cho biết: Khi cơ thể chúng ta nếu bị thiếu khoảng 2% nước sẽ thấy mệt mỏi, nếu thiếu khoảng 10% nước thì sẽ dẫn tới tình trạng nguy hiểm, nếu thiếu 20% lượng nước trong cơ thể thì có nguy cơ dẫn tới tử vong.
Vậy chính xác thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống đủ nước? Dưới đây là 9 tác dụng phụ khó chịu mà bạn có thể gặp phải khi cơ thể thiếu nước.
1. Thiếu nước khiến mức năng lượng thấp
Theo một đánh giá năm 2019 trên tạp chí Nutrients, khi bị mất nước, bạn nhận thấy mức năng lượng của mình giảm mạnh vì nước giúp đầu óc tỉnh táo và cơ thể cân bằng. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, tình trạng suy sụp vào buổi chiều sẽ còn nặng nề hơn và bạn sẽ cảm thấy quá mệt mỏi để tiếp tục làm việc hoặc tập thể dục buổi tối.
2. Sương mù tinh thần
Theo các nghiên cứu, bộ não rất cần nước vì nó được tạo thành từ khoảng 73% là nước và uống đủ nước giúp bạn có tinh thần minh mẫn, thậm chí là lâu dài. Đánh giá tương tự năm 2019 trên tạp chí Nutrients cho thấy tình trạng mất nước ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ làm việc. Trí nhớ làm việc cho phép chúng ta ghi nhớ thông tin tạm thời để có thể làm việc mà không mất dấu những gì mình đang làm. Nếu bạn cảm thấy có sương mù não và đang lơ đãng, khó tập trung trí nhớ, hãy uống một ít nước và xem liệu nó có giúp ích gì không.
3. Tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Khoa học Thần kinh lâm sàng, mất nước có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và kéo dài thời gian hồi phục khi bị đột quỵ. Khi cơ thể mất nước, lượng máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng, bao gồm não, sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến thiếu oxy cho não và tăng nguy cơ đột quỵ. Mất nước cũng làm mất cân bằng điện giải, dẫn đến rối loạn nhịp tim và dễ dẫn tới đột quỵ.
Vì vậy, để giữ cho hệ thống tim mạch luôn ở trạng thái tốt nhất, hãy chú ý đến lượng nước uống. Nếu quan sát thấy nước tiểu có màu vàng đậm hoặc cảm thấy mệt mỏi, hãy uống một cốc nước ngay.
4. Tâm trạng ủ rũ
Mất nước cũng có thể khiến bạn cáu kỉnh. Đánh giá năm 2019 trên tạp chí Nutrients cho biết rằng những cảm xúc như tức giận, bực bội, bối rối, trầm cảm và căng thẳng sẽ tăng lên khi mất nước chỉ 1%. Vì vậy, lần tới khi bạn bắt đầu cảm thấy xuống tâm trạng, chán nản hoặc cáu kỉnh, hãy rót cho mình một cốc nước và dành chút thời gian để hít thở.
5. Thiếu nước khiến bạn ăn quá nhiều
Khi cơ thể thiếu nước, bạn có thể cảm thấy thèm ăn, mặc dù thực tế bạn không cần ăn thêm calo. Mất nước cũng góp phần làm giảm mức độ leptin - một hormone báo hiệu cơ thể no, và tăng mức độ ghrelin - hormone kích thích cảm giác thèm ăn.
6. Trao đổi chất chậm hơn
Nước cần thiết cho mọi chức năng trong cơ thể, vì vậy khi bạn bị mất nước, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại một cách tự nhiên và kéo theo đó là mức năng lượng của bạn cũng vậy. Cung cấp đủ nước để cơ thể cảm thấy tốt nhất.
7. Mất nước dễ gây đau đầu
Theo nghiên cứu năm 2021 trên Current Pain and Headache Reports, vì não cần nước nên khi thiếu nước có thể dẫn đến đau đầu và mệt mỏi. Vì vậy, trước khi dùng thuốc để trị đau đầu, hãy uống một ít nước và nghỉ ngơi. Cơn đau đầu có thể biến mất mà bạn không cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp nào khác.
8. Tổn thương da khi thiếu nước
Da của chúng ta cần nước để giữ sức khỏe và trông ngậm nước. Đánh giá năm 2019 trên tạp chí Nutrients cho biết, những người uống nhiều nước nhất có làn da đàn hồi tốt hơn, ít khô và thô ráp hơn. Nước giúp giữ cho da ẩm và mềm mại. Khi da thiếu nước, collagen có thể bị khô và giòn, dẫn đến các nếp nhăn, làm tăng tác động của lão hóa. Đó là lý do tại sao mọi người cần các sản phẩm dưỡng ẩm trong chế độ chăm sóc da để bổ sung lượng nước giúp làn da được mềm mại, dẻo dai.
9. Sức tập luyện yếu hơn
Khi đổ mồ hôi, cơ thể sẽ mất đi chất điện giải và nước, vì vậy điều quan trọng là phải uống nước trước, trong và sau khi tập luyện để bổ sung lượng dự trữ đã mất. Trong một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Human Kinetics, việc không cung cấp đủ nước có thể làm giảm sức mạnh, sức bền và sức mạnh và do đó làm giảm hiệu suất tập luyện.
TS-BĐ ( Theo suckhoedoisong.vn)
Một số thực phẩm có tác dụng giúp giảm mỡ máu một cách tự nhiên, người bị cholesterol cao nên ăn.
Cá mòi được coi là ’siêu thực phẩm' và là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Loại cá giàu acid béo omega-3 này có nhiều cách chế biến như đóng hộp, nướng, nấu...
Người ăn thuần chay chỉ sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Sữa chua là món ăn phổ biến nhất giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột nhưng nó lại thuộc nhóm thực...
Sốc nhiệt, say nắng (các bệnh do nhiệt) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc do hoạt động gắng sức... điều này dẫn đến...
Mướp đắng có nhiều các chất dinh dưỡng, chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt với một số người.
Ung thư tuyến giáp là bệnh trong đó các tế bào ác tính hình thành trong các mô của tuyến giáp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau. Tuổi tác, giới tính và việc tiếp xúc...
Dân gian xưa đã dùng hoa hòe như một loại thoại thảo dược bổ sung cho cơ thể để nâng cao sức khoẻ. Nhiều người hỏi là uống nước hoa hòe hàng ngày liệu có tốt không? Bài viết...
Suốt 2 năm mặc cảm vì vảy nến, em học sinh Tú đã tìm thấy Kim Miễn Khang
Ông Nguyễn Văn Thành (trú tại Thôn Bất Phí, Quế Võ, Bắc Ninh) bị huyết áp cao 5 năm, dùng nhiều loại thuốc nhưng huyết áp vẫn thường xuyên tăng vọt. Chỉ đến khi may mắn biết...
Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi bằng chế độ ăn uống nhưng dinh dưỡng lành mạnh, đúng cách có thể giúp người bệnh giảm đau.
Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng từ thức ăn để duy trì sự sống. Chỉ có chất dinh dưỡng mới được hấp thu vào máu và cơ thể chúng ta cần đa dạng...
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và điều trị ung thư gan. Dinh dưỡng tốt giúp người bệnh ung thư gan quản lý các tác dụng phụ của điều trị, tăng...