{title}
{publish}
{head}
Trong những năm qua, quán triệt, thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người, tỉnh Kon Tum đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Brâu và Rơ Măm; góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Ðảng, Nhà nước.
Phụ nữ Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy dệt thổ cẩm.
Kon Tum là tỉnh biên giới miền núi, nằm ở phía bắc Tây Nguyên. Toàn tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, đặc biệt, trên địa bàn có hai dân tộc thiểu số rất ít người là Brâu và Rơ Măm, sinh sống trên khu vực biên giới giáp với nước bạn Lào. Ðây là địa phương duy nhất ở Tây Nguyên có dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
Giúp đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người thoát nghèo
Ðồng bào dân tộc Rơ Măm có 192 hộ với 625 khẩu, đang sinh sống tập trung tại làng Le, xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy. Trước đây, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, giao thông đi lại còn nhiều cách trở. Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, với phương thức còn lạc hậu. Thế nhưng, những năm gần đây, được Ðảng, Nhà nước cùng các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư, bà con Rơ Măm đang hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Về làng Le hôm nay, có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt như: Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản, hình thành trục giao thông chính dọc tuyến biên giới ngang qua làng Le; hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ đến từng hộ dân; hệ thống nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư... Con em đồng bào Rơ Măm được đến trường học, được chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
Ðời sống đồng bào nơi đây được cải thiện, nhiều gia đình mua ti-vi để xem, đài thu thanh nghe tin tức, điện thoại để kết nối thông tin liên lạc, xe máy đi lại, thậm chí có hộ còn mua được xe công nông, xe ô-tô tải để phục vụ sản xuất, vươn lên làm giàu.
Hằng năm, người dân nơi đây được hỗ trợ về cây, con giống; được cán bộ khuyến nông, khuyến lâm trực tiếp hướng dẫn về áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ nỗ lực không ngừng của người dân và chính quyền địa phương, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện. Hiện nay, đồng bào nơi đây tập trung trồng gần 110 ha điều, khoảng 60 ha lúa nước và lúa rẫy, 5 ha cây ăn quả, hơn 90 ha cao su; tổng đàn gia súc, gia cầm đạt gần 1.200 con.
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Le A Thái cho biết: “Trước kia, bà con Rơ Măm có cuộc sống vất vả. Giờ đây, được Ðảng, Nhà nước quan tâm đầu tư bê-tông hóa đường giao thông, việc giao thương đã trở nên dễ dàng. Từ đó, bà con có thêm động lực, niềm tin để vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương”.
Anh A Nhất, dân tộc Rơ Măm, ở làng Le chia sẻ, khi được chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn về chăn nuôi, trồng trọt, anh đã mạnh dạn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mô hình sản xuất. Từ diện tích rẫy kém hiệu quả, anh đã trồng 4 ha cao su, 2 ha điều, gần 1 ha sắn và lúa nước; kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm thu về khoảng 200 đến 300 triệu đồng.
Khi đời sống vật chất, tinh thần của người Rơ Măm được cải thiện, những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Rơ Măm có điều kiện để bảo tồn, khai thác lợi thế, bản sắc văn hóa, ngành nghề truyền thống. Ðể khôi phục nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Rơ Măm, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum nỗ lực mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ Rơ Măm ở làng Le.
Giờ đây, dưới mái nhà rông, mỗi khi rảnh rỗi chị em lại cùng nhau dệt thổ cẩm và chia sẻ kinh nghiệm. Nhiều hộ đã cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt để trao đổi hàng hóa và bán kiếm thêm thu nhập.
Ðồng chí Dương Quang Phục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy cho biết: Thời gian qua, được sự quan tâm đặc biệt của Ðảng và Nhà nước, cuộc sống của bà con dân tộc Rơ Măm có sự thay đổi rất lớn, ngày càng cải thiện, thu nhập được nâng cao, văn hóa được gìn giữ, phát triển. Những hủ tục lạc hậu dần được phá bỏ; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân thay đổi rõ rệt.
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù thiết thực
Thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, xem đầu tư phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Công tác này đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung toàn tỉnh và gắn với nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết. Tỉnh Kon Tum chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
Dân tộc Brâu có 174 hộ với 546 khẩu, là cộng đồng dân tộc rất ít người hiện đang sinh sống tại làng Ðăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nhằm bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của dân tộc Brâu, Bảo tàng-Thư viện tỉnh Kon Tum đã đi khảo sát, gặp gỡ trao đổi với trưởng thôn, già làng, người có uy tín để thống nhất phục dựng những lễ hội tiêu biểu không còn tồn tại trong cộng đồng.
Phó Giám đốc Bảo tàng-Thư viện tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Quang chia sẻ, qua khảo sát đã thống nhất tiến hành phục dựng đầy đủ các hoạt động của lễ hội trỉa lúa của người Brâu. Ðây là lễ hội nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong của người dân về một vụ mùa bội thu.
“Nhờ công tác phục dựng, Bảo tàng-Thư viện tỉnh Kon Tum đã lưu trữ và số hóa dữ liệu lễ hội trỉa lúa của người Brâu để phục vụ phát huy giá trị lễ hội. Hằng năm, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mời các nghệ nhân về trình diễn và tái hiện lễ hội tại Bảo tàng để đông đảo du khách và người dân được thưởng lãm”, ông Quang cho hay.
Tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc Brâu và Rơ Măm, mục tiêu là duy trì, phát triển, nâng cao vị thế của hai dân tộc nêu trên. Có thể kể đến các quyết định như: Quyết định số 941b/QÐ - UBND phê duyệt Ðề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Brâu tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và Quyết định số 941c/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Rơ Măm tỉnh Kon Tum đến năm 2025..., với tổng kinh phí để thực hiện các đề án là gần 160 tỷ đồng.
Ðồng chí U Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Ðảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cho biết, đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum nói chung, đồng bào dân tộc Brâu và Rơ Măm nói riêng đã thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, tích cực lao động sản xuất, mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, qua đó góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm; đồng thời tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng, nhưng từ sự thay đổi trong đời sống, kinh tế-xã hội của các cộng đồng dân tộc nêu trên đã khẳng định chính sách của Ðảng, Nhà nước đã từng bước đi vào cuộc sống. Từ đó, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số phấn đấu giảm nghèo, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Anh Quân/nhandan.vn
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (Chương...
baophutho.vn Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công...
baophutho.vn Ông Kiều Bá Thưởng là Người có uy tín tại khu Lương Sơn, xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn được biết đến với vai trò làm tốt công tác tuyên truyền,...
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
baophutho.vn Dù đã 92 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, nhưng chiều nào, ông Nguyễn Hữu Biệt ở phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn cũng phải chơi vài...
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Lễ hội Gầu Tào ở thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vừa được phục dựng, tái hiện sinh động những giá trị tín ngưỡng sâu sắc của người Mông. Đây không...
baophutho.vn Thực hiện về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát...