
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnChúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ là nơi an cư cho 96 hộ dân hiện nằm trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét và hộ nghèo không có đất ở...
Nhà ông Kẻ nằm trong diện nguy cơ sạt lở núi đang đợi di dời ra nơi ở mới.
Ngôi nhà cấp 4 của gia đình nhà ông Hà Văn Kẻ khu Câu Chùa xây dựng từ những năm 2000 dưới chân núi Chăm vẫn sống bình yên, cho đến năm 2022, đá từ trên núi to bằng 2 người lớn ôm lăn ầm ầm xuống sau nhà. Từ hôm đấy đến nay nhà ông Kẻ mất ăn, mất ngủ nơm nớp chỉ sợ đá lăn vào nhà. Ông Kẻ cho biết: “Từ khi Dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư xã Khả Cửu được thi công chúng tôi mừng lắm vì sắp được chuyển ra nơi ở mới khang trang hơn”. Ðể người dân an cư lập nghiệp trên vùng đất mới, chính quyền xã đã phối hợp với các chủ đầu tư, tiến hành khảo sát thực địa, bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho người dân.
Xã Khả Cửu có 14 khu, dân số gần 5 nghìn người; đồng bào dân tộc thiểu số trên 90%; trong đó chủ yếu là người dân tộc Mường. Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khá cao, toàn xã hiện vẫn còn 15,94% hộ nghèo, 21,64% hộ cận nghèo. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, xã Khả Cửu hiện đã được đầu tư xây dựng và quy hoạch khu tái định cư tập trung xóm Tầm cho 96 hộ gồm 23 hộ nguy cơ bị lũ ống, lũ quét nằm ở khe suối, chân núi cao và 73 hộ thiếu đất ở. Dự án có tổng diện tích khoảng 12ha với các hạng mục như: Đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng. Mỗi hộ dân sẽ được bố trí 200m2 đất ở. Nơi ở mới này sẽ có đầy đủ các điều kiện thiết yếu, giúp bà con yên tâm định cư, tập trung phát triển sản xuất, cuộc sống của các hộ dân sẽ không còn phải sống những tháng ngày lo sợ sạt lở, lũ ống, lũ quét nữa. Đây là Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hạ tầng Dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư xã Khả Cửu từng bước được hoàn thiện.
Trong giai đoạn 2022-2024, nguồn vốn được phân bổ trên 27 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại đã đầu tư mới 2 trạm điện biến áp, đường dây hạ thế cấp cho khu tái định cư, khu đấu giá đất và hệ thống bóng đèn, tiến độ thi công đạt 85% khối lượng công việc. Đồng chí Đặng Quang Huy- Bí thư Huyện ủy Thanh Sơn cho biết: “Đây là Dự án quan trọng, giúp người dân đến nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ để ổn định cuộc sống. Huyện chỉ đạo nhà tư vấn thiết kế thực hiện công tác quy hoạch, tận dụng địa hình, sắp xếp các hạng mục hợp lý, khoa học, đảm bảo an toàn. Xã Khả Cửu tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân di chuyển đến nơi ở mới; định hướng, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Cùng với đó, xã cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, công tác vận động Nhân dân phải khéo léo, dân chủ, tránh những vấn đề phức tạp; chủ động đề xuất, bố trí vật tư, tổ chức phân kỳ, phân đoạn vận động sự đóng góp của người dân, có kế hoạch kêu gọi xã hội hóa rõ ràng, minh bạch; làm tốt công tác điều phối, quản lý, nghiệm thu chất lượng các công trình”.
Song song với đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng Dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng đã đầu tư hai hạng mục trong lĩnh vực giáo dục: Xây mới dãy nhà 2 tầng 8 phòng học Trường Tiểu học Khả Cửu và nhà lớp học 2 tầng 8 phòng- Trường THCS Khả Cửu.
Là một trong 96 hộ được sắp xếp về nơi ở mới, chị Hà Thị Hải ở xóm Tầm chia sẻ: “Chúng tôi mong ngày mong đêm Dự án hoàn thiện để ra nơi ở mới. Ở đây chúng tôi không yên tâm làm ăn mà nơm nớp lo lũ ống, lũ quét”. Không lo sao được khi mà biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt bất thường; dòng suối Dân hiền hoà bao quanh xã, mang nguồn nước đến cho đồng bào canh tác sản xuất, ấy vậy mà khi mùa mưa đến, nước từ thượng nguồn đổ về đục ngàu, cuồn cuộn dâng cao đến mép bờ, có khi tràn cả ra ngoài đã làm bao phen dân bản hoảng sợ. Mong ước của chị Hải, ông Kẻ và các hộ dân đã sắp thành hiện thực. Hạ tầng các hạng mục dần được hoàn thành, đảm bảo cho các hộ dân chuyển đến sinh sống an toàn.
Thúy Hằng
Những năm qua, tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét… do thiên tai trên địa bàn tỉnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân, ...
Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy hiểm như sạt ...
Con đường từ Chiềng 2 đi vào xóm Nhàng (xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn) đang dần hoàn thiện dài hơn 2km, nhìn từ xa như dải lụa nhỏ, chạy quanh ôm lấy sườn đồi. ...
Phú Thọ có một số huyện miền núi như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập... có địa hình phức tạp, độ dốc cao, nhiều sông suối nhỏ, dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở ...
Cơn bão số 3 (bão YAGI) đã gây ra mưa lớn diện rộng, mức độ rủi ro thiên tai lớn. Để chủ động phòng, chống cơn bão số 3, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và ...
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc và Trung Bộ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa nên cảnh báo nguy ...
Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc ngày 7/9, trong 3 đến 6 giờ tới, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-90mm. ...
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, trong 2 ngày 16 và 17/9, trên địa bàn tỉnh nhiều nơi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa ...
Với phương án phân luồng trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 của Hà Nội, các phương tiện cần chú ý thông tin để đảm bảo lộ trình an toàn và theo đúng sự điều tiết của lực lượng chức năng.
Đà Nẵng thay đổi cách đặt tên cho các phường mới sau sáp nhập, chuyển từ phương án đánh số sang sử dụng chủ yếu tên các làng xưa và địa danh nổi tiếng.
baophutho.vn Khi mọi người được quây quần bên gia đình và người thân để đón chờ khoảnh khắc giao thừa, những công nhân môi trường vẫn miệt mài, lặng lẽ làm...
baophutho.vn Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ - một bệnh viện đặc biệt với những bệnh nhân đặc biệt; nơi có những cung bậc cảm xúc đặc biệt, nơi có những sự hy...
Trong ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Trời rét đậm; vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có...
baophutho.vn Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, những ngày này, các cơ quan, người dân trong toàn tỉnh đang khẩn trương chỉnh trang cảnh quan, môi trường...
baophutho.vn Mới 5h sáng, trời vẫn còn tối đen nhưng hai vợ chồng ông bà Thanh - Chất ở khu 10, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã lục tục trở dậy đun nước để...
Ngày 27/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá. Nhiệt độ thấp nhất 9 - 12 độ C, có nơi dưới 3 độ C.