{title}
{publish}
{head}
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những năm qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm; lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, coi đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh chú trọng quản lý, bảo vệ rừng, góp phần bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Giá trị đa dạng sinh học
ĐDSH có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể hiện qua chức năng, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, bởi không chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các hệ sinh thái còn có chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ như: Đóng góp lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; cung cấp giá trị to lớn cho các loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt là có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu thông qua lưu trữ cacbon, kiểm soát lượng mưa, lọc không khí, nước, phân hủy các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ tác hại của thiên tai...
Nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, với sự đa dạng về địa hình, địa chất đã tạo cho Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn sự đa dạng về các hệ sinh thái, thảm thực vật, mang lại cảnh quan tự nhiên đặc trưng đối với hệ thực vật nơi đây.
Những năm qua, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước triển khai thực hiện công tác khảo sát, điều tra đánh giá tính đa dạng đối với hệ thực vật nơi đây. Trong quá trình thực hiện đã điều tra, phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị về kinh tế cũng như bảo tồn. Mặt khác, trên cơ sở kết quả điều tra đã đưa ra những biện pháp để khoanh vùng, bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị của các loài thực vật quý hiếm. Với kết quả điều tra khảo sát theo từng giai đoạn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã phát hiện, bổ sung nhiều loài thực vật mới cho danh mục thực vật của Vườn, bổ sung danh mục thực vật của Việt Nam và thế giới.
Đồng chí Trần Ngọc Cường - Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho biết: “Vườn Quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý...
Vườn Quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị ĐDSH cao, là nơi lưu giữ, bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu, các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Tại đây đã xác định được gần 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 699 chi của 185 họ trong sáu ngành thực vật; 370 loài động vật, thuộc 76 họ, 23 bộ thuộc các lớp xương sống ở cạn, trong đó khu hệ thú có 94 loài, khu hệ chim có 223 loài, khu hệ bò sát có 30 loài, khu hệ lưỡng cư có 23 loài. Khu hệ chim có số lượng loài nhiều nhất, chiếm trên 60% tổng số loài động vật của Vườn”.
Không chỉ Vườn Quốc gia Xuân Sơn, trên địa bàn tỉnh công tác bảo tồn, phát triển, phát huy các giá trị của tài nguyên thiên nhiên được các địa phương quan tâm thực hiện.
Ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, để bảo vệ cánh rừng lim 10ha với trên 300 gốc lim cổ quý hiếm, Hạt Kiểm lâm huyện cùng chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát để phòng cháy, chữa cháy rừng, xử lý kịp thời nếu có vụ việc mua bán, khai thác, vận chuyển trái phép từ rừng, đặc biệt là rừng lim cổ.
Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh trồng cây, trồng rừng để bảo tồn ĐDSH. Hàng năm, từ tỉnh đến địa phương đã tổ chức thực hiện Chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Các ngành chuyên môn, địa phương cùng thông tin, tuyên truyền, vận động người dân trồng các loại cây, nuôi vật nuôi bản địa đặc hữu, động vật hoang dã, góp phần bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
Như vậy, ĐDSH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực; duy trì sự sống của con người, nguồn gen vật nuôi, cây trồng, cung cấp các nguồn nhiên liệu, dược liệu...
Kiểm tra, bảo tồn, phát triển cây lim cổ ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông.
Tăng cường giải pháp bảo tồn
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của ĐDSH, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Thực hiện Luật ĐDSH và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ĐDSH nói riêng, nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH nói chung cho các đối tượng quản lý cấp huyện, xã, cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Đồng thời, tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐDSH trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đầu tư nguồn lực thực hiện nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH.
Tỉnh đã xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tích hợp trong quy hoạch tỉnh với mục tiêu bảo vệ giá trị của các hệ sinh thái, các loài, các nguồn gen quý hiếm trên địa bàn, góp phần định hướng, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nhờ đó, đến nay trên địa bàn đã xác định được nguồn gen các giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm để có giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát triển phù hợp, giảm thiểu các mối đe dọa đến ĐDSH, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH, tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, khu vực ĐDSH cao, hành lang ĐDSH và các khu vực chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; phát triển, mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên; hưởng ứng triển khai sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về trồng một tỉ cây xanh, đồng thời chú trọng công tác giám sát, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn được xác định trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 1623/QĐ-TTg, ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Trên cơ sở đó đã đưa ra các nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về ĐDSH; chủ động nắm chắc tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến ĐDSH trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; huy động súc mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ ĐDSH, đồng thời nâng cao năng lực phục vụ phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ ĐDSH.
Đồng chí Phạm Văn Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để tăng cường công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH, thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn ĐDSH ở cơ sở. Triển khai thực hiện phương án bảo tồn thiên nhiên và đánh giá các hệ sinh thái, loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đồng thời, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh thú y tại cơ sở chăn nuôi, kinh doanh động vật hoang dã. Triển khai ký cam kết việc mua, bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo các mẫu vật hoang dã, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Các chủ rừng, các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, không vận chuyển, buôn bán, phóng sinh các loài xâm hại ra môi trường tự nhiên.
Hoàng Hương
baophutho.vn Giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo, giả mạo văn bản, thương hiệu, trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt...
Từ 15 giờ ngày 21/11, giá xăng E5 RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 64 đồng/lít; dầu hỏa giảm 67 đồng/lít, song dầu mazut tăng...
baophutho.vn Ngày 17/12, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức nghiệm thu, đóng điện thành công dự án “Đường dây và trạm biến áp (TBA) 110 kV Hạ Hòa”....
baophutho.vn Về xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ nhịp sống sôi động, bận rộn ở nông thôn đang vươn mình trong diện mạo...
baophutho.vn Lao động nông nghiệp chiếm trên 48% tổng lao động xã hội, huyện Hạ Hoà xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu...
baophutho.vn Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi, những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nhiều...
Năm 2023, huyện Phù Ninh đã chỉ đạo các xã trên địa bàn trồng mới trên 60ha, nâng tổng số diện tích hồng toàn huyện trên 230ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 103ha;...
baophutho.vn Cây thông tươi nhập khẩu mang cả không khí Giáng sinh vào nhà. Chính vì vậy, mua cây thông tươi trang trí Noel trở thành xu hướng nở rộ và được...
baophutho.vn Sở Công thương đã niêm yết công khai danh sách các doanh nghiệp, nhãn hàng đăng ký tham gia chương trình khuyến mại lần 1 trong tháng 12 năm...
baophutho.vn Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, tỉnh Phú Thọ đã phân bổ 6,640 ngàn tỉ đồng cho các chương trình, dự án. Đến ngày 7/12, giá...
baophutho.vn Ngày 15/12, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Thanh Sơn Phú Thọ và UBND xã Lam Sơn,...
baophutho.vn Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ đêm 15/12 và ngày 16/12 trên địa bàn...