Cập nhật:  GMT+7

Bảo tồn hát Ví, hát Rang

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của người Mường có thể đứng trước nguy cơ mai một. Vì thế, các thế hệ yêu mến bản sắc văn hóa dân tộc Mường của huyện Tân Sơn vẫn đang miệt mài bảo tồn, lưu trữ, trao truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Bảo tồn hát Ví, hát Rang

Điệu hát Ví, hát Rang của dân tộc Mường thường tổ chức vào những ngày lễ, ngày Xuân hoặc những buổi tụ họp, hát cho nhau nghe

Trong những nét đặc trưng riêng về văn hóa của đồng bào các dân tộc Mường, dân ca là một thể loại đặc sắc bởi sự phong phú về giai điệu, hàm súc về nội dung biểu đạt và đa dạng về địa điểm, thời gian, không gian. Người Mường sử dụng các làn điệu dân ca tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể để có nội dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đó.

Độc đáo, tiêu biểu và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Mường phải kể đến hát Ví, hát Rang. Tiếng hát theo chân đồng bào lên nương rẫy, ra bờ suối, bìa rừng, khi gặp bạn bè, trong các lễ hội truyền thống... và trở thành lời tâm tình hò hẹn để trai gái đối đáp giao duyên. Làn điệu dân ca mộc mạc, chân thành như lời ăn, tiếng nói hàng ngày đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường.

Bảo tồn hát Ví, hát Rang

Nghệ nhân Ưu tú Hà Thị Sóng (áo đỏ) truyền dạy hát Ví, hát Rang cho những người yêu thích dân ca trên địa bàn xã Lai Đồng

Với niềm đam mê giữ gìn vốn cổ quý báu của dân tộc, nghệ nhân Hà Thị Sóng, xã Lai Đồng đã tự mày mò, ghi chép lại những lời cổ của điệu hát với mong muốn để dành cho con cháu sau này. Cụ Sóng chia sẻ: Nguồn gốc của các điệu hát Ví, hát Rang này xuất phát từ làn điệu đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Hát Ví được chia làm ba thể loại: Ví cổ, Ví kim và Ví cải biên. Ví cổ hát bằng tiếng Mường cổ, Ví kim và Ví cải biên hát bằng tiếng Việt.

Hát Rang được coi là có “đẳng cấp” hơn hát Ví vì các bài, ca từ của hát Rang phải thành bài, có nội dung, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của người tham gia hát. Ca từ trong hát Rang là do người hát tự ứng khẩu rồi được lựa chọn, sàng lọc qua thời gian và lưu truyền mà thành. Chính câu từ, nhịp điệu đó đã được truyền miệng để rồi cất lên thành tiếng hát, câu ca vang vọng đến ngày nay... Hàng trăm câu Ví, câu Rang cổ cùng những câu hát do cụ Sóng tự ứng khẩu ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước được cụ Sóng nhớ, ghi chép và biểu diễn thuần thục dù tuổi cụ đã ngoài 86.

Yêu những làn điệu Ví, Rang của dân tộc, cụ Sóng luôn trân quý, mong muốn thế hệ hôm nay và mai sau sẽ tiếp nối gìn giữ, duy trì, phát huy nét văn hóa của người Mường trong đời sống cộng đồng. Đến nay, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã truyền dạy cho hàng trăm học viên trong và ngoài xã Lai Đồng.

Các chị: Phùng Thị Nấy, Hà Thị Đơi, Đinh Thị Nháy...xã Lai Đồng là những học trò của cụ Sóng chia sẻ: "Cụ Sóng là người rất đam mê với câu hát của dân tộc Mường, ai muốn học là cụ sẵn sàng chỉ dạy ngay. Chúng tôi tâm nguyện rằng, sẽ cố gắng học hỏi từ cụ để câu Ví, câu Rang của dân tộc sẽ không bao giờ mai một".

Bảo tồn hát Ví, hát Rang

Tập huấn, truyền dạy làn điệu hát Ví, hát Rang hướng tới việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Qua thời gian, câu hát Ví, hát Rang vẫn trường tồn và trở thành tài sản vô giá của người Mường Tân Sơn. Ông Lã Thái Sơn, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Sơn cho biết: Để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào dân tộc Mường trong huyện đã xây dựng kế hoạch nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, di sản văn hóa diễn xướng chàm Đuống, hát Ví, hát Rang (của đồng bào dân tộc Mường) nói riêng như: Rà soát, kiểm kê, đầu tư kinh phí mua sắm, mở các lớp tập huấn bảo tồn phát triển các di sản văn hóa; thành lập, duy trì hoạt động các CLB văn hóa dân gian ở các xã; tổ chức giao lưu văn hóa, các cuộc thi văn nghệ, diễn xướng dân gian trong các ngày Tết và lễ hội.

Cùng với đó, điền dã, sưu tầm, nhận diện, phục dựng và hội thảo xây dựng tài liệu truyền dạy hát Ví, hát Rang (gồm bảy bài làn điệu cổ), có lời, File ghi hình; thành lập được 146 CLB chàm Đuống, hát Ví, hát Rang; mở các lớp tập huấn về hát Ví, hát Rang do các nghệ nhân truyền dạy cho hạt nhân văn nghệ các xã làm nòng cốt để nhân rộng trong cộng đồng.

Ngọc Tuấn


Ngọc Tuấn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam
2024-11-13 15:19:00

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ...

Những thanh âm nguồn cội

Những thanh âm nguồn cội
2024-01-11 14:17:00

baophutho.vn Với bề dày văn hóa lịch sử, đất cội nguồn Phú Thọ có nhiều làn điệu dân ca các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, gắn liền với đời...

Liên hoan “Vũ điệu công nhân” năm 2023

Liên hoan “Vũ điệu công nhân” năm 2023
2023-12-10 08:49:00

baophutho.vn Tối 9/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức liên hoan “Vũ điệu công nhân” lần thứ nhất - năm 2023 chào mừng thành công Đại hội XIII Công...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long