
{title}
{publish}
{head}
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 4767/BUT-VPB gửi các Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh trả lời về vấn đề để sữa giả, thuốc chữa bệnh giả được quảng cáo và bày bán tràn lan công khai nhiều nơi, thâm nhập vào các kênh bán hàng online lẫn truyền thống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, người bệnh và người cao tuổi.
Thời gian qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và thuốc giả diễn biến phức tạp, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng hàng ngày như sữa bột, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, mỹ phẩm. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt qua các văn bản. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm. Bộ Y tế, với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, đã ban hành các văn bản chỉ đạo Sở Y tế, Ban An toàn thực phẩm các địa phương và Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh triển khai hậu kiểm, tập trung ngăn chặn thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Từ năm 2020 đến tháng 5/2025, ngành Y tế đã kiểm tra 1.966.516 cơ sở, xử lý 50.365 cơ sở vi phạm, phạt tổng cộng 247,24 tỷ đồng, áp dụng các biện pháp bổ sung như đình chi hoạt động, tiêu hủy sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng và chuyển 31 vụ việc cho cơ quan điều tra. Trong lĩnh vực dược, Bộ Y tế đã kiểm tra định kỳ 30% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.
Năm 2024, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược và Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) thực hiện 80 đoàn kiểm tra GMP, 130 đoàn kiểm tra GSP và Thanh tra Bộ thực hiện 50 đoàn thanh tra, phạt 2,5 tỷ đồng. Hệ thống kiểm nghiệm lấy 43.000 mẫu thuốc, phát hiện 228 mẫu không đạt chất lượng và 23 mẫu nghi giả (chủ yếu cefixim, cefuroxime, mebendazole), xử lý 65 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thu hồi 10 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và 4 loại thuốc tự nguyện thu hồi; ban hành 18 Công văn cảnh báo về thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cũng đã có hệ thống các Thông tư hướng dẫn và quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Ngày 9/4/2025, Bộ Y tế có Báo cáo số 421/BC-BYT về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đề xuất tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP, đề xuất tăng mức phạt 1,2 - 2 lần cho các hành vi như sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, phụ gia cấm, quảng cáo sai quy định.
Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đề tăng cường quản lý an toàn thực phẩm và phòng, chống thuốc giả. Theo Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT ngày 18/11/2024, Bộ Y tế và Bộ Công an thường xuyên chia sẻ thông tin, tài liệu và phối hợp xử lý các vụ việc nghiêm trọng, như các vụ thuốc giả tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa trong năm 2023-2024.
Bộ Y tế cũng phối hợp với Bộ Công Thương gửi văn bản yêu cầu quản lý kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng trên sàn thương mại điện tử; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xử lý quảng cáo không đúng quy định trên mạng internet.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi; trong đó, đề xuất tăng chế tài xử phạt về an toàn thực phẩm; xây dựng và ban hành quy định kinh doanh thuốc qua kênh trực tuyến. Đẩy mạnh hoạt động hậu kiểm, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm dễ làm giả, phối hợp điều tra đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả, chuyển ngay vụ việc có dấu hiệu hình sự cho cơ quan công an.
Đề xuất áp dụng chế tài xử lý trách nhiệm chính quyền cơ sở nếu để xảy ra vi phạm kéo dài, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo Sở Y tế phối hợp cơ quan điều tra xử lý nghiêm vụ việc.
Văn Lang
baophutho.vn Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 4584/BYT-VPB gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ trả lời đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình trước đây (nay là...
Đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hay chấn thương. Dưới đây là 6 thực phẩm giúp giảm cơn đau đầu gối một cách tự nhiên.
Nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với...
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư, trong đó có ung thư đại tràng. Vậy có thực phẩm nào giúp hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh này không?
Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề...
Việc uống đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường tiết niệu và làm giảm nguy cơ suy thận, đặc biệt ở người trẻ.
baophutho.vn Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam, 36 tuổi gừng tuần hoàn do đuối nước.