
{title}
{publish}
{head}
Các nhà khoa học Israel và Đức phát hiện ra những đặc tính độc đáo của tinh thể 4 chiều, mở ra khả năng ứng dụng mới trong điện toán lượng tử và truyền dữ liệu
Hình minh họa một một khối lập phương bốn chiều và "bóng" mà nó tạo ra trên một mặt phẳng. (Ảnh: Phys)
Ngày 13/2, Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà nghiên cứu của nước này và Đức đã phát hiện ra những đặc tính độc đáo của tinh thể 4 chiều (4D).
Theo Technion, trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một mẫu sóng đặc biệt trên bề mặt bán tuần hoàn bằng các kỹ thuật tiên tiến như kính hiển vi quang học quét trường gần.
Nhà nghiên cứu Dan Shechtman của Technion là người đầu tiên phát hiện các tinh thể bán tuần hoàn, có trật tự vào năm 1982, giúp ông giành giải Nobel Hóa học năm 2011.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học phát hiện tinh thể bán tuần hoàn tồn tại ở các chiều cao hơn ngoài 3 chiều thông thường. Cấu trúc chiều cao hơn này quyết định các đặc tính cơ học và tôpô của chúng.
Trong nghiên cứu mới nhất trên, các nhà khoa học phát hiện mặc dù có sự khác biệt về hình thái bên ngoài, nhưng hai mẫu bán tuần hoàn có cùng các đặc tính tôpô, chỉ có thể phân biệt được thông qua cấu trúc chiều cao hơn của chúng.
Bên cạnh đó, họ còn nhận thấy hai mẫu sóng bề mặt xuất hiện giống hệt nhau khi đo bằng atto giây.
Điều này có thể được giải thích bằng sự cân bằng giữa các đặc tính năng lượng và tôpô của tinh thể. Một atto giây là một khoảng thời gian rất ngắn và bằng 1/1.000 tỷ giây.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh phát hiện của họ có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các tinh thể bán tuần hoàn, hữu ích cho việc phát triển các ứng dụng mới trong điện toán lượng tử và truyền dữ liệu.
Nguồn Vietnam+
Lexus Nhật Bản nâng cấp nhẹ mẫu MPV hạng sang LM với cải tiến cách âm và điều chỉnh vị trí nút điều khiển cửa trượt trên bản Executive. Động cơ hybrid LM 500h vẫn giữ nguyên,...
Các chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết họ có thể tạo ra tế bào chống ung thư ngay bên trong cơ thể người bằng công cụ liệu pháp gene.
Cuộc đua mới trong lĩnh vực pin smartphone đang diễn ra với dung lượng lên đến 10.000 mAh trên một số mẫu phổ thông đến từ các thương hiệu Trung Quốc.
Robot tích hợp AI của Nga có thể giám sát, phân tích kỹ thuật tập luyện và điều chỉnh giáo án cá nhân hóa, hỗ trợ cả vận động viên chuyên nghiệp lẫn người mới bắt đầu.
Với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Nhật Bản coi pin perovskite là “con bài tốt nhất để đạt được cả quá trình khử carbon và khả năng cạnh tranh công nghiệp."
baophutho.vn Ngày 18/7, phiên đấu giá biển số xe trực tuyến tiếp tục chứng kiến nhiều mức giá kỷ lục. Trong đó, biển số ô tô 19A-999.99 của tỉnh Phú Thọ đã...
Công ty Skydweller Aero và Thales hợp tác phát triển drone năng lượng mặt trời có khả năng bay suốt 90 ngày và radar thông minh giúp cách mạng hóa theo dõi dài hạn.
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác chuyển đổi số quốc gia năm 2024 cho thấy, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71/193 quốc gia trên bảng xếp hạng Chính phủ điện...
Theo giới phân tích, việc thiếu các tính năng AI tiên tiến - một yếu tố quan trọng trong điện thoại thông minh thế hệ mới nhất, là một bất lợi lớn đối với hãng "táo khuyết" tại...
Trong xu thế phát triển khoa học-công nghệ, việc chuyển dịch từ hoạt động nghiên cứu sang phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự...
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.
PGS-TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và PGS-TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) được trao Giải thưởng...