Cập nhật:  GMT+7

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ, phát triển rừng bởi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và xã hội hóa cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người trồng, quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách này.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nhờ chính sách chi trả DVMTR, gia đình ông Triệu Văn Xuân ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn có thêm điều kiện tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 180.000ha diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng. Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, kinh phí hàng năm do Nhà nước hỗ trợ ngành Lâm nghiệp của tỉnh còn hạn chế, do vậy công tác bảo vệ, phát triển rừng gặp khó khăn. Từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở, người dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên, diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn. Công tác quản lý chi tiêu tiền DVMTR được cộng đồng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Về xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến màu xanh trên những cánh rừng nơi đây. Xã hiện có trên 7.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng phòng hộ hơn 1.100ha, rừng đặc dụng gần 4.000ha, còn lại là rừng sản xuất. Những năm gần đây, ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân trong xã được nâng lên, các hộ dân đều tích cực tham gia bảo vệ rừng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các cánh rừng, anh Nguyễn Đình Hoàng - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Xuân Đài cho biết, nhờ có sự tham gia bảo vệ của người dân mà những cánh rừng trên địa bàn xã Kim Thượng và Xuân Đài do Trạm quản lý ngày càng phát triển xanh tốt. Trước đây, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã Kim Thượng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ý thức của người dân còn hạn chế, trên địa bàn xã vẫn xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép. Khi chính sách chi trả DVMTR đi vào cuộc sống, trở thành động lực để người dân tích cực chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhờ làm tốt việc bảo vệ nên những cánh rừng của xã ngày càng phát triển xanh tốt.

Chính sách chi trả DVMTR đã thu hút lực lượng lao động lớn trong cộng đồng, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có 28 hộ, nhóm hộ nhận khoán thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn; xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn; xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa được hưởng lợi từ DVMTR và các lợi ích khác từ rừng mang lại.

Để phát huy hiệu quả nguồn kinh phí DVMTR, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Quỹ. Thực hiện công tác nghiệm thu, thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR cho các đơn vị cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát diện tích rừng cung ứng DVMTR làm cơ sở thanh toán tiền DVMTR. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án trồng rừng thay thế, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan... Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.

Cùng với đó, hàng năm Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hộ nhận khoán đẩy mạnh tuần tra, bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn. Qua kiểm tra, các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt việc nghiệm thu, giải ngân, thanh toán tiền DVMTR đúng đối tượng, chi trả đầy đủ số tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Hàng năm tổng số tiền chi trả DVMTR theo các quyết định được UBND tỉnh phê duyệt khoảng 200 triệu đồng.

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, nhận thức của người dân về quản lý, bảo vệ rừng, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Hoàng Hương


Hoàng Hương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
2024-08-13 08:48:00

baophutho.vn Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân,...

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
2024-08-11 09:52:00

baophutho.vn Cùng với chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, những năm qua, thành phố Việt Trì còn tập trung nguồn lực...

Cây mắc ca trên đất Vĩnh Lại

Cây mắc ca trên đất Vĩnh Lại
2024-08-11 09:43:00

baophutho.vn Những năm gần đây, mô hình trồng cây mắc ca lấy hạt của gia đình ông Lê Xuân Cương, khu 3, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao bước đầu mang lại hiệu...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long