{title}
{publish}
{head}
Nâng cao chất lượng, xây dựng kế hoạch giảng dạy và bài giảng theo tinh thần đổi mới đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với giáo viên. Tại nhiều trường học trên địa bàn huyện Tân Sơn, các giáo viên đã chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy và tích cực thay đổi cách tiếp cận với việc truyền đạt kiến thức, mang đến những trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả hơn cho học sinh.
Chúng tôi ghé thăm điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Thu Cúc 2, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn vào một sáng mùa thu. Nắng vàng trải xuống những lớp học nơi lưng chừng núi. Ngày mới ở bản Mỹ Á thật thanh bình và đầy sức sống qua tiếng học sinh đọc bài rộn rã.
Tham dự tiết Ngữ Văn của học sinh lớp 1A, chúng tôi thấy được sự hứng thú và cuốn hút của tiết học bởi sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Để giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, giáo viên đã mở đầu giờ học bằng một đoạn video clip được trình chiếu trên tivi. Sau đó, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để tổ chức các trò chơi về ngôn ngữ, cách phát âm,... Không khí lớp học trở nên sôi động và vui vẻ hơn, bài giảng cũng được các em tiếp thu nhanh hơn.
Giáo viên áp dụng máy chiếu, bài giảng điện tử với âm thanh, hình ảnh sinh động để bài giảng thêm hấp dẫn
Thầy Sùng A Giàng - Giáo viên Trường Tiểu học Thu Cúc 2 chia sẻ: “Với đặc thù của điểm trường có 100% học sinh là người dân tộc Mông, việc học chữ phổ thông của các em nhỏ nơi đây gặp nhiều khó khăn hơn các học sinh vùng khác. Bên cạnh đó, đây là thời điểm đầu của việc học chữ, vì vậy, giáo viên chúng tôi phải tăng cường sử dụng hình ảnh, âm thanh sinh động, tổ chức các trò chơi,... để các em dễ tiếp thu và không bị áp lực học tập. Cùng với việc áp dụng các công nghệ như máy chiếu, bài giảng điện tử, chúng tôi thường xuyên lồng ghép giáo dục địa phương vào chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm, lấy những ví dụ gần gũi, dễ hiểu để kích thích sự tò mò và sáng tạo của học sinh”.
Ban giám hiệu Trường Tiểu học Thu Cúc đã giao quyền tự chủ cho Tổ chuyên môn trong việc quản lý kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch bài dạy của giáo viên, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học.
Học bài theo nhóm và xử lý tình huống đuọc nhiều giáo viên áp dụng
Thầy Nguyễn Thái Định - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thu Cúc 2 cho biết: “Trên khung chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, nhà trường bám sát công văn số 2345/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), yêu cầu giáo viên soạn giáo án cần xác định rõ mục tiêu cần đạt cho từng bài học, từng buổi học. Điều này không chỉ giúp giáo viên kiểm soát tốt hơn quá trình truyền đạt kiến thức mà còn giúp học sinh có được những định hướng rõ ràng hơn trong học tập.
Nhà trường đã triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 đối với tất cả các khối lớp với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Thực hiện tốt quyền tự chủ của nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, điều kiện thực hiện của nhà trường”.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDT NT) THCS Tân Sơn đã cho học sinh chủ động trong quá trình học tập, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, hỗ trợ. Các phương pháp như học theo dự án, học theo nhóm hay xử lý tình huống thực tế đang được các giáo viên áp dụng rộng rãi.
Cô Lương Thị Dịu - Tổ trưởng Tổ Khoa học Xã hội, Trường PTDT NT THCS Tân Sơn chia sẻ: “Để kích thích sự sáng tạo của học sinh và phát triển các năng lực cần thiết. Giáo viên cần sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài khác nhau. Lựa chọn kiến thức cốt lõi để giao nhiệm vụ cho học sinh có thể thực hiện theo nhóm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị bài giảng, từ việc tìm kiếm các tài liệu phong phú, đa dạng đến việc tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt. Giáo viên tạo không gian lớp học thân thiện, khuyến khích các em bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận; đồng thời, thiết lập các quy tắc lớp học phù hợp để tạo ra môi trường học tập có kỷ luật”.
Em Hà Thị Hương Thơm, học sinh lớp 9B, Trường PTDT NT THCS Tân Sơn cho biết: “Với các môn học thầy cô lồng ghép nhiều thực hành và trải nghiệm em thấy hứng thú với môn học hơn. Khi được tham gia các hoạt động nhóm, em được tranh luận, bày tỏ suy nghĩ, cách hiểu của mình, cách học này giúp e chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, dễ hiểu, dễ nhớ bài học hơn”.
Trường PTDT NT THCS Tân Sơn thường xuyên lồng ghép giáo dục địa phương vào chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm
Năm học 2024-2025, Chương trình GDPT 2018 được áp dụng ở tất cả các khối lớp. Ngành giáo dục Tân Sơn chỉ đạo các nhà trường tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới sinh hoạt tổchuyên môn để phát huy khả năng sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên; chủ động tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng,...; thực hiện nghiêm túc các công văn của Bộ, Sở GD&ĐT. Trong đó, Phòng GD&ĐT đã triển khai đầy đủ đến các nhà trường Kế hoạch số 66/KH-SGD&ĐT ngày 15/12/2020 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2025,... Cùng với đó, Phòng tham mưu cho UBND huyện chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của các nhà trường.
Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đặt ra không ít thách thức cho giáo viên. Đầu tiên là khối lượng công việc tăng lên đáng kể khi giáo viên phải chuẩn bị nhiều tài liệu và phương pháp giảng dạy khác nhau cho từng bài học. Bên cạnh đó, không phải lúc nào giáo viên cũng có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ hoặc có đủ điều kiện để áp dụng các phương pháp dạy học mới.
Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm với cơ hội. Việc đổi mới giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn mà còn tạo ra môi trường học tập thú vị và hiệu quả hơn cho học sinh. Đồng thời, những kỹ năng mới mà giáo viên học hỏi từ quá trình đổi mới này cũng sẽ giúp thích ứng tốt hơn với những thay đổi liên tục của ngành giáo dục.
Nền giáo dục đang ngày càng đòi hỏi sự sáng tạo và thích ứng, việc đổi mới trong cách xây dựng kế hoạch giảng dạy và bài giảng là một yêu cầu không thể thiếu. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm, ngành giáo dục huyện Tân Sơn hứa hẹn gặt hái nhiều “trái ngọt”, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới giáo dục của tỉnh nhà.
Quốc An
baophutho.vn Ngày 15/11, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 -...
baophutho.vn Không chỉ quan tâm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, các trường học trên địa bàn huyện Hạ Hoà đã tích cực hưởng ứng phong trào...
baophutho.vn Ngày 9/10, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của các đơn vị giáo dục ngoài nhà trường trên địa bàn tỉnh năm 2024 và phương...
Chính phủ báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến dự án Luật Nhà giáo; trong đó có sự cần thiết ban hành Luật.
baophutho.vn Với tác phẩm “Hát về người mẹ đỡ đầu”, thầy giáo Vũ Ngọc Tuấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn đã đạt giải Ba cuộc thi...
baophutho.vn Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cùng tinh thần đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao...
baophutho.vn Để hưởng ứng chủ đề Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024, ngày 7/10, Thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ sách lưu động cho 545 học sinh và các thầy...
baophutho.vn Ngày 7/10, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức truyền thông về tác hại của thuốc lá trong trường học cho 1.300...
baophutho.vn Hưởng ứng Kế hoạch liên tịch về tổ chức Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh,...
baophutho.vn Trong bối cảnh hiện nay khi số vụ cháy nổ có xu hướng gia tăng, vấn đề đặc biệt đáng lo ngại là sự chủ quan, thiếu kỹ năng phòng cháy chữa cháy...
baophutho.vn Xác định trong xu hướng hội nhập toàn cầu, việc tăng cường hợp tác quốc tế là cánh cửa mở ra cơ hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vì...
baophutho.vn Ngày 4/10, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em đến trường” năm 2024 tại huyện Đoan Hùng, thị...