
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnTrong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ có một ngôi đền đặc biệt tên là Đền Giếng thờ công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Nhiều người thường tới Đền Giếng để cầu tình duyên, mong ước có lứa đôi, hạnh phúc, viên mãn. Ở Hưng Yên cũng có hai ngôi đền đặc biệt như thế, đó là Đền Đa Hòa ở xã Bình Minh và Đền Hóa Dạ Trạch ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Cả hai ngôi đền này đều cùng thờ phụng công chúa Tiên Dung và Đức thánh Chử Đồng Tử, đồng thời gắn với huyền thoại đẹp về một thiên tình sử lãng mạn, bất hủ giữa chàng trai nghèo họ Chử và con gái Vua Hùng.
Múa rồng tại lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung tại đền Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên)
Chuyện kể rằng, vào một ngày đẹp trời công chúa Tiên Dung đi du xuân trên sông Hồng, đến khu vực bãi Tự Nhiên thấy cảnh đẹp, nàng muốn dừng chân đắm mình giữa chốn thiên nhiên thơ mộng. Khi nàng cho người quây màn để tắm giữa sông, không ngờ lại đúng chỗ chàng trai họ Chử nghèo khó không có nổi tấm khố che thân đang phải giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Trước người con gái có thân thể ngọc ngà, Chử Đồng Tử sợ hãi định chạy trốn. Sau giây phút bỡ ngỡ ban đầu, nghe Chử Đồng Tử kể về số phận nghèo khổ của mình, Tiên Dung đã động lòng và bình tĩnh nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau ở đây, đều mình trần như thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”. Liền đó, Tiên Dung truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên dù không được nhà vua chấp nhận.
Mối tình đẹp của Tiên Dung và Chử Đồng Tử có thể nói là mối tình kỳ lạ và vô cùng táo bạo, đồng thời gắn bó đầy yêu thương. Trong xã hội phong kiến sự phân chia giai cấp giàu nghèo vô cùng sâu sắc, đặc biệt trong tình yêu thì sự giàu nghèo là một rào cản lớn khó vượt qua. Nhưng tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung đâu chỉ là sự phân biệt giàu nghèo về tiền bạc mà còn là sự phân chia giai cấp vô cùng sâu sắc. Tiên Dung là công chúa con gái của Vua Hùng. Nàng chính là “lá ngọc, cành vàng” sống trong nhung lụa, cao quý. Ngược lại Chử Đồng Tử là một chàng trai đánh cá nghèo tới nỗi hai cha con chỉ có một chiếc khố thay phiên nhau mặc. Nếu so về thân phận, địa vị thì Chử Đồng Tử và Tiên Dung ở hai phía đối ngược không bao giờ có thể hòa hợp nhưng hai con người ở hai tầng lớp khác nhau ấy đã gặp được nhau để xây đắp lên một câu chuyện tình bất tử. Qua đó, nó thể hiện mong ước về tình yêu không bị ngăn cản, phân chia bởi địa vị sang hèn mà được tự do tìm hiểu, lựa chọn, được sống hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi. Mặt khác, mối tình của công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử là vừa gặp đã yêu nhưng tuyệt nhiên không hề hời hợt. Hai người đã đồng lòng vun đắp tình yêu trải qua mọi khó khăn. Dù chuyện hôn nhân bị nhà vua phản đối, từ mặt nhưng Tiên Dung đã từ bỏ vinh hoa, phú quý kiên quyết ở lại cùng chồng, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi.
Cảm động trước mối tình bất tử, Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng. Năm 1894, đền Đa Hòa được tiến sỹ Chu Mạnh Trinh, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) vận động Nhân dân công đức, xây dựng trên nền của ngôi đền cổ. Đền Đa Hoà không chỉ là nơi lưu giữ một huyền tích mang đậm giá trị nhân văn mà còn là một công trình kiến trúc đặc sắc của triều Nguyễn. Ngôi đền gồm 18 nóc nhà lớn, nhỏ với tổng diện tích 18.720m2. Con số 18 nhắc nhở người đời sau nhớ đến công chúa Tiên Dung khi đó 18 tuổi và là con Vua Hùng Vương thứ 18… Đứng từ trên đê cao nhìn xuống ta sẽ thấy 18 nóc nhà với kiểu dáng con thuyền mũi cong, được đỡ bởi 2 con vật có mặt rồng, mình sư tử giống như 18 con thuyền đang quần tụ dập dềnh trên sóng nước. Hình ảnh này tái hiện cảnh đoàn thuyền của Tiên Dung công chúa đang du ngoạn trên bến sông thuở nào. Còn đền Hóa Dạ Trạch tương truyền được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Đức thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung hóa về trời. Cả hai ngôi đền còn gìn giữ được nhiều cổ vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách Thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào).
Múa “đĩ đánh bồng” vui nhộn tại lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung lại được chính quyền và Nhân dân địa phương tổ chức ở đền Đa Hòa và đền Hóa Dạ Trạch, là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước. Các nghi lễ truyền thống như rước kiệu thánh, rước nước từ sông Hồng, dâng hương, tế lễ được thực hiện trang trọng. Ngoài phần lễ, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có các trò chơi dân gian truyền thống, giao lưu văn nghệ, thể thao như: Cờ tướng, bơi chải, hát ca trù, hát trống quân, thi múa rồng, điệu múa “đĩ đánh bồng” vui nhộn… thu hút đông đảo du khách khi đến với Hưng Yên.
Tới thăm quan, chiêm bái đền Đa Hòa và đền Hóa Dạ Trạch đặc biệt vào dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày mùng 10/3 âm lịch), sẽ mang đến cho du khách và Nhân dân những trải nghiệm sâu sắc, để hiểu thêm, yêu hơn và càng tự hào về đất nước, truyền thống văn hóa, con người Việt Nam luôn đoàn kết, yêu thương và hướng thiện.
Lê Hiếu (Báo Hưng Yên)
Sáng 8/3 (tức ngày 9/2 âm lịch), xã Tiên Du, huyện Phù Ninh đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Nhà Bà năm 2025. Lễ hội nhằm tri ân công đức của hai ...
Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì được biết đến với Đền Thiên cổ - nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang cùng hai người học trò là Tiên Dung và Ngọc Hoa công ...
Theo sử sách và huyền tích truyền lại, Thủy Tổ Quốc Mẫu là hoàng hậu của Vua Kinh Dương Vương, người đã sinh thành và dưỡng dục Quốc Tổ Lạc Long Quân, là bà ...
Dải đất Thanh Thủy uốn quanh theo dòng sông Đà, đối diện là dãy Ba Vì tạo thế “tựa sơn đạp thủy” với nhiều tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, con người cũng như ...
“Năm 2003, tôi cùng gia đình rời quê hương Tứ Xã, huyện Lâm Thao lên đường vào Tây Nguyên lập nghiệp. Những năm tháng lăn lộn với mảnh đất đầy nắng, đầy gió ...
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương-Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của nhân dân ta với công đức các ...
Làng Lại Đà bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp ...
Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều ...
baophutho.vn Ngày 2/4, Đoàn Nghệ thuật tỉnh trình diễn nghệ thuật dân gian, múa rối cạn phục vụ các tour du lịch tại Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn...
baophutho.vn Ngày 2/4, tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần...
baophutho.vn Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa Việt Nam
baophutho.vn Dân tộc Việt Nam có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Trong tâm linh và tình cảm của những người dân đất Việt đều tin rằng: Cha Lạc Long Quân và...
baophutho.vn Lần đầu tiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh...
baophutho.vn Tối 24/4, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ bế mạc Liên hoan...
baophutho.vn Hưởng ứng Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2023 với chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn...
baophutho.vn Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; các giải thể thao truyền thống…...