{title}
{publish}
{head}
Để có thêm căn cứ trong việc hoạch định các chủ trương lớn phát triển đất nước những năm tới, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê triển khai điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024. Cuộc điều tra giúp khắc họa được “bức tranh” KT-XH vùng DTTS và là cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách dân tộc những năm tiếp theo.
Hiện có trên 3.000 đồng bào dân tộc Cao Lan đang sinh sống ở các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Tây Cốc và Vân Đồn của huyện Đoan Hùng.
Đảm bảo nhân lực thực hiện điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin KT-XH của 53 DTTS được Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện với chu kỳ 5 năm một lần, tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Thời gian thực hiện lần đầu vào năm 2015, lần thứ 2 vào năm 2019. Năm nay, cuộc điều tra được tiến hành từ 1/7/2024 và kết thúc vào ngày 15/8/2024.Điểm mới của cuộc điều tra lần này là tiêu chí xác định địa bàn điều tra đã thay đổi so với các cuộc điều tra trước đây. Theo đó, địa bàn điều tra được quy định có số lượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống chiếm từ 15% trở lên so với tổng số dân trên địa bàn, thay vì 30% như các cuộc điều tra trước. Với sự đổi mới này, tổng số huyện được chọn mẫu điều tra tại Phú Thọ đã tăng lên, từ 5 huyện năm 2019 lên 6 huyện năm 2024; tổng số địa bàn điều tra được chọn mẫu tăng từ 235 năm 2019 lên 237 năm 2024.
Bên cạnh đó, ngoài hộ gia đình DTTS thì UBND cấp xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 và xã/thị trấn có địa bàn điều tra sẽ là đơn vị điều tra thu thập thông tin. Như vậy, cuộc điều tra sẽ được triển khai tại 64 xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nhiều huyện có gần như toàn bộ số xã được chọn mẫu điều tra như Yên Lập (17/17 xã, thị trấn); Tân Sơn (17/17 xã, thị trấn); Thanh Sơn (22/23 xã, thị trấn).
Ông Lê Đăng Hùng - Chủ tịch UBND xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa cho biết: “Dù xã là địa bàn có số lượng mẫu điều tra ít nhất trong toàn tỉnh, nhưng không vì thế mà công tác thông tin tuyên truyền, đảm bảo các điều kiện cho cuộc điều tra bị lơ là. Bà con nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho điều tra viên. Bởi mục đích của cuộc điều tra chính là vì cuộc sống ngày càng phát triển của đồng bào DTTS trong tương lai”.
Để thực hiện tốt cuộc điều tra, Cục Thống kê tỉnh đã tổ chức các hội nghị tập huấn điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của 30 giám sát viên các cấp, 64 Tổ trưởng điều tra và 129 điều tra viên của các huyện có địa bàn điều tra.
Xác định đây là lực lượng trực tiếp tiếp cận các hộ DTTS và cán bộ UBND xã để thu thập thông tin đầu vào - yếu tố quan trọng quyết định sự chính xác của kết quả cuộc điều tra, Cục Thống kê tỉnh đã lựa chọn những người có tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt tốt nghiệp vụ điều tra, sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại thông minh để thực hiện phiếu điều tra điện tử (CAPI) và điều tra trực tuyến trên Webform. Đặc biệt, họ còn là những người am hiểu văn hóa của người DTTS và địa bàn được phân công thực hiện điều tra.
Tại hội nghị tập huấn, các học viên được giới thiệu, truyền đạt đầy đủ nội dung của Phương án Điều tra, thu thập thông tin; nội dung nghiệp vụ của phiếu điều tra, thu thập thông tin lập bảng kê và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm thu thập thông tin... Học viên cũng đã được thảo luận, trao đổi, giải đáp các vướng mắc, phát sinh để sẵn sàng thực hiện tốt cuộc điều tra, đảm bảo kết quả thu thập thông tin khách quan, đầy đủ và chính xác.
Đoàn kiểm tra giám sát, điều tra viên thực hiện điều tra thu thập thông tin tại địa bàn huyện Tân Sơn.
Cơ sở cho những quyết sách đúng và trúng
Nhìn lại 2 cuộc điều tra năm 2015 và 2019, những số liệu thống kê từ 2 cuộc điều tra này đã là cơ sở quan trọng để xây dựng, ban hành, triển khai hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, với quan điểm, tầm nhìn mới so với giai đoạn trước đó. Nổi bật nhất là việc Chính phủ thiết kế xây dựng, Quốc hội khóa XIV thông qua Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Đây cũng là nguồn thông tin, số liệu quan trọng giúp Chính phủ điều hành, hoạch định chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS, đặc biệt là các chính sách liên quan trực tiếp đến người DTTS. Tính đến hết năm 2023, có 188 chính sách thực hiện tại vùng DTTS và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc (là các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào DTTS, vùng DTTS và miền núi hoặc các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào DTTS, vùng DTTS và miền núi).
Việc tiến hành điều tra, thu thập thông tin thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024 là rất cần thiết. Kết quả điều tra sẽ phản ánh tác động của các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi từ năm 2021 đến nay, trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.
Với 17,4% dân số là đồng bào DTTS, Phú Thọ tiến hành điều tra, thu thập thực trạng KT-XH của 53 DTTS ở 237 địa bàn tại 64 xã, thị trấn thuộc 6 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn với 7.195 hộ được chọn lấy mẫu điều tra.
Theo ông Nguyễn Hiền Minh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cho biết, cuộc điều tra thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024 có quy mô lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Qua đó đánh giá 5 năm triển khai đề án tổng thể, chiến lược công tác dân tộc, Chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác dân tộc; xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển dân tộc giai đoạn 2026-2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam và tại tỉnh. Đây cũng là cơ sở để các cấp ủy Đảng chuẩn bị các báo cáo, văn kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hơn hết, kết quả cuộc điều tra sẽ giúp các cấp chính quyền địa phương cũng như Đảng, Quốc hội, Chính phủ điều hành, hoạch định chính sách dân tộc, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH toàn diện đối với vùng DTTS trong những năm tiếp theo.
Phương Thúy
baophutho.vn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được...
Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...
baophutho.vn Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh với khoảng 80% số dân là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong những năm...
baophutho.vn Người Mường ở huyện Thanh Sơn nói riêng và người Mường ở Việt Nam nói chung theo tín ngưỡng đa thần, một số ít có ảnh hưởng của cả Phật giáo, Nho giáo.
Lễ cầu làng là một nghi lễ không thể thiếu trong năm của đồng bào dân tộc Dao Thanh y, ở thôn 4, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Với mong muốn cầu cho dân làng...
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn...
baophutho.vn Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội...
Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2341/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự, một trong...
Thị xã Mường Lay có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Thái, ngành Thái trắng. Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, người Thái...
baophutho.vn Tân Sơn là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5%. Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ban, ngành, đoàn...
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sự phát triển KT – XH, duy trì nòi giống cũng như đạo đức xã hội. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình trạng...