
{title}
{publish}
{head}
Vụ bé gái 14 tuổi tử vong vì tai nạn giao thông tại Trà Ôn, Vĩnh Long một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự chậm trễ và thiếu nhất quán trong quá trình thực thi pháp luật. Công lý, suy cho cùng – không chỉ nằm ở bản án cuối cùng, mà còn là cách người ta đi đến bản án đó.
Hôm qua, 7/5, thông tin được nhiều người mong đợi cũng đã đến: Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” liên quan vụ tai nạn giao thông (TNGT) ở Trà Ôn, Vĩnh Long khiến nữ sinh tử vong. Dù muộn, nhưng công lý cuối cùng đã bắt đầu được thực thi.
Vụ việc này đã gây rúng động dư luận suốt 10 ngày qua, kể từ khi xảy ra động thái được coi là đỉnh điểm của vụ việc - người cha của nữ sinh tử vong trong vụ TNGT đã dùng súng tự xử người được cho là đã gây tai nạn cho con gái mình.
Ngược dòng thời gian một chút để quý vị nắm lại vụ việc. Ngày 4/9/2024, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Chiếc xe tải do Nguyễn Văn Bảo Trung (SN 1992, ngụ tỉnh Trà Vinh) điều khiển, khi vượt một chiếc xe bán tải đậu sát lề, đã lấn sang làn đường ngược chiều.
Tai nạn xảy ra. Và T., một nữ sinh 14 tuổi, bị bánh xe tải cán qua, đã mãi mãi không còn có thể tới trường cùng bạn bè đồng trang lứa, mãi mãi không trở về ngôi nhà thân yêu được nữa.
Tai nạn giao thông - đứng thứ 6 trong số các nguyên nhân gây tử vong với bình quân 27–30 người chết mỗi ngày - vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Nó đến bất ngờ và vì thế “người ở lại” luôn phải chịu những nỗi day dứt, dằn vặt trong đau đớn.
Những tưởng vụ tai nạn giao thông đau lòng sẽ được xử lý minh bạch, rõ ràng. Nhưng không. Tháng 12/2024, gia đình nạn nhân nhận được quyết định “không khởi tố vụ án” của Công an huyện Trà Ôn với lý do: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết”. Điều này đồng nghĩa với việc, nữ sinh 14 tuổi phải chịu trách nhiệm cho chính cái chết của mình, hoặc chẳng ai chịu trách nhiệm cả.
Các điều tra viên của Cục Điều tra hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã tiến hành kiểm tra hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Trà Ôn, Vĩnh Long ngày 6/5 vừa qua. Ảnh: A.D
Điều kỳ lạ hơn, ngày 17/1, VKSND huyện Trà Ôn hủy quyết định không khởi tố, yêu cầu điều tra lại. Nhưng chỉ vài ngày sau, ngày 23/1, Công an huyện tiếp tục ra quyết định không khởi tố lần thứ hai, với lý do “không có sự việc phạm tội”. Gia đình bé T. tiếp tục khiếu nại trong nỗi uất ức, khi công lý như bị đóng băng trong cái vòng luẩn quẩn của những nhận định và quyết định “sáng đúng chiều sai”.
Và đỉnh điểm của sự uất ức, hậu quả của sự luẩn quẩn ấy là một bi kịch khác. Ngày 28/4, ông Nguyễn Văn Phúc – cha của nữ sinh T. – vì đau đớn, vì bất lực, vì tuyệt vọng, vì mất niềm tin..., đã tìm đến nhà người tài xế. Rút từ trong túi ra một khẩu súng...
Ngay sau đó, ông Phúc cũng tự kết liễu đời mình bằng chính khẩu súng ấy. Một mạng sống mất đi và một mạng sống bị đe dọa nghiêm trọng – cái giá của sự bế tắc và nỗi uất ức dồn nén qua nhiều tháng ngày.
Hành động của ông Phúc là sai trái. Công lý không thể có được bằng sự trả đũa, bằng mong muốn tước đoạt đi mạng sống của người khác. Nhưng hành vi ấy phản ánh một sự thật đáng suy ngẫm: Khi công lý không đến kịp, người ta tự tìm cách “giải quyết” theo cách riêng, sai rất sai, và cái giá thì cũng quá đau, quá đắt: bằng chính tính mạng mình.
Bi kịch này không chỉ là câu chuyện của một gia đình, mà còn là một dấu hỏi lớn cho hệ thống thực thi pháp luật: Nếu công lý trong vụ án TNGT ở Trà Ôn (Vĩnh Long) được thực thi nhanh chóng và minh bạch, liệu ông Phúc có đi đến quyết định đầy bi kịch ấy?
Sự việc chỉ thực sự chuyển biến khi Bộ Công an và VKSND Tối cao vào cuộc với yêu cầu hủy quyết định không khởi tố và tiếp tục điều tra vụ án giao thông khi xác định: hành vi vượt xe của tài xế trong vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Công lý đang được thực thi trở lại, dù kết quả cuối cùng ra sao.
Và nếu hành vi vi phạm pháp luật của người lái xe được xác định, chắc chắn sẽ phải đặt ra và trả lời cho việc ra các quyết định không khởi tố – tận 2 lần.
Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, nhìn nhận rằng: “Có một số thiếu sót, chưa chặt chẽ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc của một số cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Trà Ôn và tỉnh Vĩnh Long”.
Có lẽ, chính những thiếu sót và sự thiếu chặt chẽ ấy đã đẩy một nỗi đau đến sự tuyệt vọng, đẩy sự tuyệt vọng đến hành động cực đoan, rất quyết liệt.
Xin nhắc lại: Không một xã hội, một nền tư pháp nào chấp nhận những hành vi tự xử.
Nhưng câu chuyện của gia đình ông Phúc – một câu chuyện ngỡ như chỉ có trên phim ảnh - cũng khiến nhiều người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại. Người cha ấy đã “chết” đến 2 lần: Lần đầu, khi nghe tin con gái mình mất. Và lần thứ hai, vào cái ngày cùng quẫn tuyệt vọng, mạng đổi mạng để đòi công lý cho con.
Chúng ta đều mong muốn công lý được thực thi nhanh chóng, minh bạch và rõ ràng. Và những quyết định, vì thế, rất cần sự “tâm phục khẩu phục”, rất cần “thấu tình đạt lý”.
Vụ việc tại Trà Ôn, Vĩnh Long một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự chậm trễ và thiếu nhất quán trong quá trình thực thi pháp luật. Công lý, suy cho cùng – không chỉ nằm ở bản án cuối cùng, mà còn là cách người ta đi đến bản án đó.
Không ai mong muốn phải chấp nhận lập luận rằng một nữ sinh 14 tuổi, đã mất vì tai nạn – lại bị coi là “gây nguy hiểm cho xã hội”.
Không ai mong muốn phải tự xử hay trở thành nạn nhân của hành vi tự xử.
Công lý, vì thế, lẽ ra phải đến sớm hơn, để không một ai nữa - như ông Phúc - phải tự mình “đi tìm công lý” bằng nước mắt và cả máu.
Nguồn danviet.vn
baophutho.vn Sau một thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất và nhân lực, Công an tỉnh đã tổ chức 11 điểm cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX). Trong đó,...
baophutho.vn Ngày 8/5, Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học bổ sung, tái bản cuốn Lịch sử quân sự tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 1945-2025. Đại tá Đỗ...
Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) một ngày cuối tháng 3 xuất hiện hàng chục lá cờ đỏ sao vàng thơm mùi vải mới bay phấp phới trên những chiếc thuyền chuẩn bị vươn...
Những năm qua, Đồn Biên phòng Ba Sơn, đứng chân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở phát huy sức...
Sáng 7/5, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (7/5/1955 - 7/5/2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Lương Cường dự và...
Trong những ngày qua, hướng về Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), cán bộ, chiến sĩ Hải quân từ đất liền đến đảo xa và cả những...
baophutho.vn Từ đầu tháng 3/2025 đến nay, thành phố Việt Trì đã tổ chức huấn luyện cho trên 1.370 chiến sĩ dân quân. Trong đó, hơn 840 chiến sĩ dân quân năm...
Hải quân nhân dân Việt Nam: 70 năm hành trình giữ biển
baophutho.vn Cách đây 71 năm (7/5/1954), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên...
Những năm qua, BĐBP Đồng Tháp đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, đồng thời thực hiện hiệu quả các chương trình, mô hình, phong trào với nhiều cách làm...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố 3 bị can là cán bộ xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín về tội Môi giới hối lộ. Việc khởi tố, điều tra các...
Kết hợp giữa kiểm soát chặt chẽ với tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm các quy định, Trạm Kiểm soát Biên phòng Mân Quang (Đồn Biên phòng Sơn Trà, BĐBP thành phố...