{title}
{publish}
{head}
Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa riêng biệt cùng nhiều điều kỳ bí. Trong đó, phải kể đến nhiều phiến đá cổ có những vệt khắc chứa đựng những bí ẩn về cách chia ruộng của người Mông xa xưa khi sinh cư lập nghiệp tại vùng biên giới Tây Bắc. Bà con dân tộc Mông nơi đây gọi là “Đá Sổ đỏ”.
Bản Sin Suối Hồ cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nơi đây có nhiều hoạt động thú vị như trải nghiệm ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi; chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang, thác trái tim, thác tình yêu, ngắm những chiếc cổng chào độc đáo cùng nếp nhà truyền thống và những homestay, bungalow lạ mắt của đồng bào dân tộc Mông. Bên cạnh tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng qua chợ phiên, thưởng thức các món ăn dân tộc, du khách còn được tham gia trò chơi dân gian, xem các tiết mục văn nghệ, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn... Sin Suối Hồ còn là nơi lưu giữ bức tường cổ 300 năm tuổi, có cây tông qua sủ 310 năm tuổi hay những phiến đá cổ mang những vệt khắc đặc biệt.
Nằm cách khu chợ khoảng 300m, chúng tôi đến với điểm tham quan độc đáo của bản Sin Suối Hồ là “Đá sổ đỏ”. Ông Vàng A Chỉnh – Trưởng bản Sin Suối Hồ đang say sưa giới thiệu cho du khách về nguồn gốc độc đáo của những phiến đá cổ với nhiều vệt khắc sâu vào đá. Bà con gọi nôm là “Đá sổ đỏ”. Theo lời ông Chỉnh: Bà con biết những phiến đá cổ này nhưng không rõ “Đá sổ đỏ” đã tồn tại từ bao lâu rồi. “Đá sổ đỏ” có các vệt chạm khắc để người dân dễ nhớ và thực chất là “bản đồ ruộng nương” của bản. Mỗi vệt khắc được quy ra tương đương với một khoảnh ruộng bậc thang đã được một gia đình khai hoang và người Mông xưa kia dùng vệt khắc đánh dấu trên phiến đá thay cho quyền sở hữu của mỗi mảnh ruộng này. Trên phiến đá cổ có những vệt khắc uốn lượn ngăn cách là rãnh thoát nước giữa những lớp đá điều này trùng với địa hình của bản cũng có dòng suối chảy qua ruộng bậc thang.
Theo quan sát của chúng tôi, những phiến đá cổ nằm ở giữa một cụm dân cư phía cuối bản xen với nhiều ngôi nhà trình tường của người Mông. Trên phiến đá cổ lớn nhất đều có những vệt khắc sâu vào mặt đá như hình bậc thang uốn lượn giống bản đồ thu nhỏ những thửa ruộng trùng điệp của người dân khi mới khai hoang để canh tác. Các hình khắc kiểu vân tay khắc sâu, rõ nét, liền mạch trên “Đá sổ đỏ” mang dấu ấn chế tác của bàn tay con người. Điều này tượng trưng cho các vùng ruộng bậc thang được khai phá xen lẫn là thung lũng, sườn đồi đang ôm trọn lấy toàn bản.
Nhiều gia đình chia ruộng cho con, cháu sau khi cưới cũng như để lại thừa kế đã đến những phiến “Đá sổ Đỏ” này chỉ nơi ruộng được nhận. Sau đó, con cháu được dẫn đến thực tế ruộng bậc thang tương ứng với mô phỏng nơi “Đá sổ Đỏ” để canh tác, sản xuất.
Khi đến với bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ, nhiều khách du lịch tới điểm thăm quan “Đá sổ đỏ” với những nét độc đáo, sáng tạo của đồng bào nơi đây về cách chia ruộng.
Cùng với thời gian, những năm qua, phiến đá cổ vẫn hiện diện trong đời sống của bao thế hệ bà con dân tộc Mông ở bản Sin Suối Hồ và trở thành di sản quý giá. Điều này không chỉ tạo nên điểm nhấn, thu hút khách du lịch mà còn khẳng định mảnh đất lập bản qua bao đời cũng như chứng tích về chủ quyền đất đai, an ninh.
Một số hình ảnh “Đá sổ đỏ” ở bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ:
Phương Ly (Báo Lai Châu)
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
baophutho.vn Từ năm 2022 đến hết tháng 3/2024, huyện Thanh Sơn đã huy động được trên 385 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào...
Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của người Việt cổ. Trong tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là cư dân bản...
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc...
Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường,...
Cũng như người Dao, Mông, Thái... người Hà Nhì đen ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ đã và đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa độc đáo truyền thống của...
Lễ đầy tháng được tổ chức khi trẻ tròn một tháng tuổi, là một phong tục rất quan trọng của người Tày, có ý nghĩa mừng cho gia đình, mừng cho đứa trẻ, mừng cho cộng đồng có thêm...
Dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon...
baophutho.vn Yên Lập là huyện miền núi có diện tích tự nhiên trên 438,2km2; dân số trên 97.000 người, gồm 32 dân tộc, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số...
Triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ các...
Ông Lê Trọng Bình, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khẳng định: “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã không còn diễn ra ở thị trấn Lao...