{title}
{publish}
{head}
Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Cộng đồng dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm gần 12% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Trang phục truyền thống của người Mông được tạo nên bằng nguyên liệu chính là sợi bông, tơ tằm, lanh và nhuộm chàm hoàn toàn thủ công, chủ yếu từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Mỗi nhóm dân tộc Mông có nét văn hóa riêng nhưng về tạo hình trang phục cơ bản gần giống nhau. Cách tạo hình trang trí, phối màu cho thấy sự tinh tế trong thẩm mỹ, qua đó hiện lên một phần đời sống tâm hồn của cả dân tộc hòa quyện, ý thức bảo vệ, gắn bó chan hòa với cảnh sắc thiên nhiên.
Trang phục phụ nữ Mông cầu kỳ, bắt mắt hơn trang phục nam giới, gồm áo, váy, thắt lưng, xế (tấm vải che trước váy), xà cạp, khăn/mũ đội đầu. Mỗi bộ phận của bộ trang phục được cấu tạo và trang trí khác nhau, tạo nên chỉnh thể cho bộ trang phục chứa đựng, phản ánh quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan thông qua màu sắc và hoa văn trên trang phục. Áo 3 thân, hai nẹp áo vòng lên cổ áo được trang trí hoa văn rộng khoảng 3 - 4 cm, có thể là đăng ten màu hoặc vải hoa. Chỗ khâu nối giữa thân trước, thân sau để xẻ tà khoảng 1 gang từ gấu áo lên và cổ tay áo cũng thêu hoa văn đẹp mắt. Khi mặc trang phục gấu áo không giấu vào trong váy mà mặc xòe ra ngoài, áo không có cúc mà vắt chéo lên nhau, sau đó dùng dải thắt lưng có thêu hoa văn thắt ngang để giữ áo khỏi xòe ra. Là áo xẻ ngực nên phụ nữ Mông thường mặc yếm. Cổ yếm thêu hoa văn, hai bên cổ yếm đính mỗi bên các đồng bạc trắng, khi mặc, hoa văn giữa áo và yếm tạo được sự hài hòa giữa áo trong và áo ngoài.
Trang phục phụ nữ dân tộc Mông trắng.
Váy của phụ nữ dân tộc Mông (gọi là tía), có phần cạp ôm tròn lấy eo, thân váy xếp ly bồng nhẹ, tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục. Áo và váy được cố định và trang trí bởi chiếc thắt lưng dài bằng một vòng eo, được thêu hoa giúp áo và váy cố định, không xô lệch khi cử động mà còn góp phần trang trí, che đi phần cạp váy tạo nên sự hài hòa của bộ trang phục. Phụ nữ Mông đeo thêm miếng xế trước váy và quấn xà cạp ở chân, thể hiện ý tứ, sự kín đáo của người phụ nữ.
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc, đó là sự phối hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng; hoa văn trên váy áo của người Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông thêm độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác. Người Mông quan niệm, các khối hình thêu trên trang phục càng tỉ mỉ, chắc tay càng thể hiện được sự khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc cũng như sự giàu sang, sung túc của gia đình. Phụ nữ Mông thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm Mông quấn khăn trên đầu tạo thành khối. Đi kèm với bộ trang phục, người phụ nữ đeo thêm trang sức bằng bạc như: khuyên tai, vòng vổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn để tạo thêm nét duyên dáng.
Trang phục truyền thống nam giới của cả 3 nhánh dân tộc Mông rất đơn giản, nhuộm màu chàm hoặc màu đen, có nét riêng không pha trộn với dân tộc khác. Áo cánh ngắn, ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, cổ tròn, xẻ ngực, ống tay hơi rộng, có 4 túi ở phía trước. Áo thường có 2 loại 5 thân và 4 thân, khâu hai lớp vải để phù hợp khí hậu vùng cao, luôn mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Quần may kiểu chân què, cạp rộng, đũng thấp, ống rộng với màu đen chủ đạo, cùng những đường cắt cúp độc đáo, thuận tiện để leo đồi, núi và múa khèn được dễ dàng.
Rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Váy, áo được coi là thước đo tài năng của người phụ nữ Mông, người phụ nữ giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước đây, thiếu nữ dân tộc Mông được các bà, các mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, khâu vá, thêu thùa; khi đến tuổi trưởng thành biết làm duyên cũng là lúc đã tự làm thành thục trang phục truyền thống cho gia đình và bản thân trước khi về nhà chồng.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, đời sống người dân ngày càng nâng cao cùng với sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc nên trang phục dân tộc Mông có sự cải tiến so với truyền thống. Phần lớn người Mông hiện nay ít tự trồng bông, dệt vải mà mua vải và các phụ kiện trang trí bán sẵn tại các phiên chợ, ngoài những chi tiết cần khâu tay thì chủ yếu dùng máy khâu, nhưng vẫn gìn giữ được vẹn nguyên kỹ thuật tạo hình và hoa văn trên trang phục. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, chủ yếu là phụ nữ dân tộc Mông cao tuổi sử dụng trang phục truyền thống, còn lớp trẻ và nam giới cũng mặc trang phục như dân tộc Kinh. Tuy nhiên, trong những dịp chợ phiên, ngày tết, lễ lớn của dân tộc, đồng bào dân tộc Mông vẫn diện trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, duyên dáng, uyển chuyển. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, trang phục không chỉ phục vụ đồng bào dân tộc Mông mà còn được một số hộ dân sản xuất, trở thành hàng hóa bán cho khách du lịch làm kỷ niệm. Mỗi bộ trang phục bình thường có giá từ 1 - 2 triệu đồng, còn các bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, đầy đủ các chi tiết do đồng bào dân tộc thêu, dệt hoàn toàn thủ công có giá hàng chục triệu đồng. Đây là những tín hiệu mừng bởi bà con dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung ngày càng nâng cao nhận thức trong công tác tự bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là những giá trị văn hóa kết tinh trong trang phục truyền thống.
TK (Theo baocaobang.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Phát triển du lịch xanh là một trong những giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Theo hướng đi này, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã tập trung phát triển du lịch lịch sử,...
Khu du lịch sinh thái “Pha Đin Pass” xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.
Với nhiều lợi thế về phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, Ninh Bình có thế mạnh để...
Thời gian qua, việc phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm mà huyện Hữu...
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng...
Không chỉ nổi bật với những bãi biển đẹp, Bình Ðịnh còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách với kiểu đi du lịch tiết kiệm. Chỉ một ngày ruổi rong ở Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện...
Những người “giữ lửa” nghề để trống Đọi Tam ngàn năm vang vọng
Đến Chiang Mai, khám phá những điều bình yên
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên nóc kỳ đài, tung bay giữa bát ngát trời xanh Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), soi bóng xuống dòng sông Mẹ thật đẹp đẽ, thiêng liêng...