Cập nhật:  GMT+7

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Tuyến đường tỉnh 445 nối từ Quốc lộ 6, qua địa phận phường Kỳ Sơn, các xã Thịnh Minh đến Pheo Chẹ (giáp ranh Hà Nội) có vai trò quan trọng trong kết nối giao thương, phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của người dân và các phương tiện qua lại.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Đường 445, đoạn qua phường Kỳ Sơn bị sạt trượt xuống sông Đà.

Ghi nhận thực tế những ngày cuối tháng 7, nhiều đoạn trên tuyến đường 445 bong tróc, lồi lõm, tạo thành “ổ gà”, “ổ voi”, mặt đường nham nhở, trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Các điểm sạt trượt mái ta luy âm, dương vẫn tiếp tục mở rộng sau mỗi đợt mưa lũ. Cầu Ngòi Móng mới (phường Kỳ Sơn) được xây dựng thay thế cây cầu cũ bị sập từ tháng 9/2024 đã cơ bản hoàn thành phần thân cầu nhưng đường dẫn liên cầu vẫn chưa xong, chưa thể đưa vào khai thác.

Đáng lo ngại, tại khu vực cầu Ngòi Mới (Km8+300, xã Hợp Thành cũ, nay là xã Thịnh Minh), tình trạng xói lở nghiêm trọng đã phá hỏng chân cầu, buộc chính quyền địa phương cấm toàn bộ người và phương tiện qua lại. Tại cầu Ngòi Tôm (Km14+745), mố trụ cầu đã bị xói lở sâu từ 5-7m, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu, mất an toàn giao thông. UBND tỉnh Hòa Bình ( cũ) đã phải ra quyết định tạm dừng toàn bộ hoạt động lưu thông qua cầu này từ ngày 1/6/2025, tổ chức phương án phân luồng.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Cơ quan chức năng cắm biển cảnh báo hạn chế tải trọng xe.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Hằng ngày, rất nhiều người dân thường xuyên đi lại trên con đường xuống cấp nghiêm trọng đang sửa chữa.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Dù đã được gia cố mái taluy dương nhưng đất đá vẫn thường xuyên sạt trượt xuống khi mưa lớn, cần phải xử lý.

Bà Nguyễn Thị Hạnh (xã Hợp Thành cũ, nay là xã Thịnh Minh) chia sẻ: “Ngày nào cũng đi qua đường này, ổ gà lổn nhổn, đất đá bắn tung tóe. Nhiều lần suýt ngã vì ô tô tránh nhau. Đường quá nguy hiểm, hư hỏng nặng, trong khi phương tiện vẫn phải lưu thông hàng ngày”.

Cùng chung bức xúc, ông Nguyễn Văn Tới (phường Kỳ Sơn) cho rằng, tuyến đường 445 đã xuống cấp trong thời gian dài, nhưng việc sửa chữa chủ yếu mang tính vá víu, không giải quyết được tận gốc. Các xe tải trọng lớn chở vật liệu xây dựng lưu thông dày đặc đã khiến mặt đường vốn yếu càng nhanh chóng hư hại. “Năm 2018, tại khu vực xóm Máy Giấy từng xảy ra đứt đường, sạt xuống sông, gây nguy hiểm lớn cho người dân. Gần đây, mưa lũ tiếp tục khoét sâu vào nền đường, nhiều đoạn như muốn tiếp tục chảy xệ xuống sông Đà rất nguy hiểm.

Tuyến đường dài 16,5 km, có 5 cây cầu bắc qua, là huyết mạch kết nối phường Kỳ Sơn- Thịnh Minh với khu vực tiếp giáp Hà Nội. Tuy nhiên, tình trạng hư hỏng kéo dài khiến các tuyến xe khách qua đây đã dừng hoạt động, gây khó khăn cho việc đi lại, giao thương của người dân trong vùng.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Người dân phun nước hạn chế bụi bẩn khi xe qua lại.

Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước đã triển khai Dự án cấp bách đê ngăn lũ, chống ngập úng Pheo – Chẹ kết hợp cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 445, do Ban Quản lý dự án các công trình nông nghiệp tỉnh Hòa Bình (cũ) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 597 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 6,2km, điểm đầu tại khu Pheo (phường Kỳ Sơn), điểm cuối tại khu Chẹ (xã Hợp Thịnh cũ), Hợp Thành ( cũ) với TP Hà Nội.

Khởi công từ tháng 3/2024, dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, tiến độ đang gặp nhiều vướng mắc, gây gián đoạn thi công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh kế của người dân.

Dân mỏi ngóng đường Kỳ Sơn – Pheo Chẹ hoàn thành

Đường tỉnh 445, một bên là đồi núi và một bên tiếp giáp với sông Đà.

Người dân trong vùng nhiều lần kiến nghị, mong muốn chính quyền và các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương sửa chữa các điểm sạt trượt nguy hiểm, gia cố nền đường yếu, đặc biệt kiểm soát nghiêm ngặt xe quá tải nhằm đảm bảo chất lượng tuyến đường sau đầu tư; sớm hoàn thiện dự án và đưa vào sử dụng, khơi thông mạch giao thương, đảm bảo an toàn giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ven sông Đà.

Lê Chung


Lê Chung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long