{title}
{publish}
{head}
Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao thoa đa dạng về văn hóa, sự nồng hậu thân thiện của người dân nơi đây và đặc biệt là vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của những người con gái Mường trong trang phục dân tộc áo Pắn.
Phụ nữ Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng trong lễ hội xuống đồng của dân tộc Mường Hòa Bình.
Nét đẹp độc đáo vào ấn tượng
Cũng như phụ nữ bao dân tộc khác,dân tộc Mường có trang phục riêng biệt của mình. Những chiếc áo, váy, phụ kiện thường được mặc trong những ngày hội, lễ Tết và đôi lúc trong sinh hoạt hàng ngày.
Chiếc áo mặc ngoài của phụ nữ Mường mang nhiều màu sắc khác nhau của các vùng Mường, gọi là áo Pắn hay còn gọi là áo ngắn. Áo Pắn dài đến đáy eo lưng, phía sau có đường can vải theo dọc sống lưng. Phía trước cổ áo cắt xẻ sâu xuống phía ngực. Áo Pắn xưa của người Mường may cổ tròn ống tay may nối, tuy nhiên ngày nay, tay áo Pắn không còn may nối vai mà được cắt may liền theo kiểu áo bà ba, thon dần về phía cổ tay.
Phụ kiện đi cùng với trang phục Mường ngoài vòng bạc, vòng cườm đeo cổ, đeo tay thì tênh và bộ xà tích bạc là điểm nhấn đặc sắc.
Màu sắc trang phục của phụ nữ dân tộc Mường trang nhã, thanh thoát, mang một vẻ đẹp riêng đậm tính cách của người phụ nữ Mường đầy chân thành, tinh tế.Chị Bùi Bích Lệ, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong cho biết, màu sắc trên trang phục người phụ nữ Mường không quá rực rỡ, được thể hiện qua từng bộ phận trên trang phục. Đối với váy luôn phải là màu đen hoặc xanh đen, khăn đội trên đầu luôn là màu trắng, tuy nhiên với cách xử lý tinh tế về màu sắc bằng cách phối hợp khăn đội đầu, áo ngắn với yếm, bộ tênh và nhất là màu sắc, hoa văn trên cạp váy đã làm bộ trang phục của phụ nữ Mường trở nên độc đáo, có nét riêng biệt. Trong những ngày hội, lễ Tết ở các vùng Mường tỉnh Hòa Bình, các mế khà và ún mạng (bà cụ già và chị em trong các bản mường) xúng xính trong áo Pắn, váy đen, chiếc thắt lưng xanh cùng bộ xà tích bằng bạc, tay cầm chiêng Mường gióng lên thanh âm rền vang.
Với những thiết kế, đặc điểm riêng có trong trang phục của các vùng Mường, các cô gái Mường Bi, Mường Vang là màu áo Pắn trắng xanh lơ; những cô gái Mường Động áo màu hồng, còn các cô gái Mường Thàng với màu áo xanh cô-ban. Những màu sắc ấy hòa vào nhau trong không gian lễ hội và tiếng cồng chiêng, càng làm cho những phụ nữ Mường Hòa Bình thêm phần duyên dáng, xinh đẹp.
Thiết kế độc đáo và thanh lịch
Bộ trang phục của phụ nữ Mường bao gồm: Khăn thắt đầu màu trắng, người Mường gọi là mũ, mũ là một dải vải trắng không viền hình tam giác, rộng chừng một gang tay, dài quá vòng đầu để buộc thắt sau gáy. Với phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu màu trắng có ý nghĩa quan trọng bởi sự tinh khiết, thanh cao vừa để thể hiện lòng kính trọng, tôn vinh với tổ tiên.
Yếm mặc bên trong áo Pắn, là một tấm vải hình vuông có màu sắc khác nhau, cạnh trên khoét tròn để ôm khít vòng cổ, có dây để buộc sau gáy, phía hai cạnh bên có dây để buộc vòng ra sau lưng, giống như cách buộc yếm của người Kinh.Tiếp đó là phần váy, váy trong trang phục người Mường chia làm hai phần chính. Phần đầu váy - hay còn gọi là cạp váy và phần thân váy. Cạp váy là phần đẹp nhất trong trang phục của phụ nữ Mường với những trang trí họa tiết, màu sắc công phu. Nghệ thuật trang trí cạp váy trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường nằm trong dòng nghệ thuật Đông Sơn, được thể hiện qua bố cục, các họa tiết hình học và động vật cách điệu như hình tượng mặt trời ở trung tâm trống đồng, được chuyển hóa thành các ngôi sao 8 cánh đứng san sát cạnh nhau thành một dải ngang trên cạp váy, hoặc những mô típ động vật thường thấy trên trống đồng, như: hươu, gà, công, phượng, rắn, rồng... cũng được mô phỏng lại trên cạp váy.
Phụ nữ dân tộc Mường mặc trang phục truyền thống.
Theo nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, nghệ thuật trang trí cạp váy của người phụ nữ Mường một mặt phản ánh những giá trị nhân sinh xa xưa của người Việt cổ, đồng thời thể hiện tính thẩm mỹ, sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ ngày nay, đã tiếp nhận những giá trị truyền thống để dệt nên những chiếc cạp váy, trở thành linh hồn của trang phục phụ nữ Mường.
Thân váy được nối với phần cạp rồi khâu thành hình ống. Khi mặc người ta gấp phần thừa về đằng trước. Thân váy chủ yếu là màu đen hoặc xanh đen. Dưới gấu váy bên trong có vải nẹp màu hồng, đỏ hoặc có hoa. Khi bước lên bậc cầu thang lên nhà sàn hay khi di chuyển đi lại, chân váy xập xòe theo nhịp bước, nẹp hoa thoáng ẩn hiện tạo nét hấp dẫn, dáng vẻ riêng có của trang phục người phụ nữ Mường.Phụ kiện đi cùng với trang phục Mường ngoài vòng bạc, vòng cườm đeo cổ, đeo tay thì tênh và bộ xà tích bạc là điểm nhấn đặc sắc, thu hút mọi ánh nhìn. Tênh là một tấm vải dài được làm bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng và được khâu nối hai đầu. Khi sử dụng tênh thắt giữa phần eo và tạo nút thắt nơi hông người phụ nữ Mường. Cùng với đó, bộ sà tích bằng bạc được khéo léo đan cài vào tênh từ bên hông vòng về phía trước, nổi bật với các chi tiết trang trí hình ốc hay chùm vuốt hổ bọc bạc...
Phụ nữ Mường Hòa Bình mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, Tết, đám cưới hay các sự kiện quan trọng.
Cụ bà Bùi Thị Sen, Xóm Cháo, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi chia sẻ, màu sắc của trang phục phụ nữ Mường không rực rỡ đa màu sắc như trang phục phụ nữ Thái, nhưng trang nhã, sâu sắc, bình dị như tính cách chân thành, tinh tế của người phụ nữ Mường. Thông qua bộ trang phục truyền thống xưa kia cũng thể hiện rõ được gia thế, độ tuổi, tầng lớp phụ nữ và các vùng Mường khác nhau tại tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ giá trị văn hóa của trang phục phụ nữ Mường
Theo bà Bùi Kim Phúc, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường Hòa Bình là sự giao thoa, kết tinh văn hóa có chọn lọc thông qua việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Mường qua nhiều thế hệ. Những họa tiết, hoa văn, thiết kế trên trang phục là những câu chuyện về thế giới quan, thể hiện những khát vọng cao đẹp của cộng đồng các vùng Mường tỉnh Hòa Bình, góp phần làm phong phú thêm mảng sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Phụ nữ dân tộc Mường Hòa Bình trong trang phục truyền thống.
Hiện nay với những biến động của kinh tế thị trường, sự phát triển đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải tạo sự giao lưu dễ dàng giữa vùng miền, sự giao thoa mạnh mẽ của của các nền văn hóa trong và ngoài nước dẫn đến nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc dần bị mất và mai một. Tuy nhiên tại các vùng Mường, chính quyền tỉnh Hòa Bình vẫn đang nỗ lực duy trì tổ chức phục dựng, bảo tồn các lễ hội văn hóa, các nghi lễ, phong tục truyền thống của dân tộc Mường. Phụ nữ Mường Hòa Bình vẫn lưu giữ và trang bị cho mình những trang phục truyền thống để diện trong các dịp lễ hội, Tết, đám cưới hay các sự kiện quan trọng.
Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn, nhằm nghiên cứu, đánh giá việc bảo tồn giá trị của nền “Văn hóa Hòa Bình” và bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Qua đó, khơi dậy, phát huy tiềm năng giá trị di sản văn hóa, hướng tới hình thành một số không gian văn hóa dân tộc Mường, không gian bảo tồn nền “Văn hóa Hòa Bình”; phục chế giá trị văn hóa vật thể; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Mường; tăng cường quảng bá, phát huy nền “Văn hóa Hòa Bình”.
Lưu Trọng Đạt/TTXVN
Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận...
Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ...
Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc...
Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ...
Tại các bon làng dọc biên giới tỉnh Đắk Nông, các già làng người M’nông đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ...
Hát Phươn là làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, thể hiện nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt của dân tộc Giáy. Để hát Phươn không bị mai một, người dân xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc,...
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các...
Lễ “Ả nệ ghỉ bá” dịch ra có nghĩa là lễ quét làng. Theo quan niệm của người Xá Phó, tháng 2 âm lịch là tháng ma đói, ma làng sẽ về phá hoại cuộc sống của dân làng, nên thực...
baophutho.vn Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng”, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp huyện Tân Sơn đã có nhiều hoạt động...
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng...
Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho...
Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...