{title}
{publish}
{head}
Ngày 4/2, tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và huyện Hạ Hoà đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”.
Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”.
*Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Ngày 4/2, tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão, tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”.
Nghi thức Tế lễ Tổ Mẫu được thực hiện trang trọng.
Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các đại biểu đã dâng hương, hoa tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ - người mẹ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con để trở thành khởi nguồn của hai tiếng “đồng bào” gắn bó keo sơn của dân tộc Việt Nam. Trước anh linh Tổ Mẫu, các đại biểu và nhân dân nguyện ra sức rèn luyện, cùng nhau đoàn kết, phát huy sức mạnh của cả dân tộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Các đại biểu và du khách thành kính dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Cũng trong chương trình, đại biểu cùng đồng bào và du khách đã tham dự nghi thức tế Tổ Mẫu do đội tế lễ của thị trấn Lâm Thao thực hiện.
Tương truyền rằng, trong 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả hiệu là Hùng Vương lên ngôi Vua, lấy tên nước là Văn Lang và đóng đô ở Phong Châu. 49 người con còn lại cùng mẹ đến trang Hiền Lương, nay thuộc huyện Hạ Hòa dừng chân lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải... Khi trang ấp đã ổn định, nhân dân đã biết khai khẩn ruộng nương sinh sống, Tổ Mẫu Âu Cơ đã chọn ngày 25 tháng Chạp để cùng các tiên nữ bay về trời. Từ đó, hàng năm, nhân dân lấy ngày 25 tháng Chạp là ngày “Tiên thăng” và mùng 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”.
Quỳnh Như
* Tại Đền Mẫu Âu Cơ- huyện Hạ Hoà
Sáng 4/2 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Đền Mẫu Âu Cơ, UBND huyện Hạ Hòa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”.
Tương truyền rằng, trong 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả hiệu là Hùng Vương lên ngôi Vua, lấy tên nước là Văn Lang và đóng đô ở Phong Châu. Còn 49 người con còn lại cùng mẹ đến trang Hiền Lương, nay thuộc huyện Hạ Hòa dừng chân lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải...
Khi trang ấp đã ổn định, nhân dân đã biết khai khẩn ruộng nương sinh sống, Tổ Mẫu Âu Cơ đã chọn ngày 25 tháng Chạp để cùng các tiên nữ bay về trời. Từ đó, hàng năm, nhân dân lấy ngày 25 tháng Chạp là ngày “Tiên thăng” và mùng 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”.
Tại buổi lễ, huyện Hạ Hòa đã kính cáo với anh linh Tổ Mẫu Âu Cơ về những kết quả đạt được trong năm vừa qua. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hạ Hoà đã thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.200 tỷ đồng, thu ngân sách trên 168 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 48,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,38%. Huyện đã có 11 xã và 54 khu dân cư đạt chuẩn NTM, sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng đồng bào và du khách đã dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, nguyện ra sức rèn luyện, cùng nhau đoàn kết, phát huy sức mạnh của cả dân tộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Anh Dũng
baophutho.vn Tuần Du lịch Thanh Thủy - Mùa Thu năm 2024 diễn ra từ ngày 31/8 - 4/9 đã thu hút khoảng 85.000 lượt khách tham quan (tăng 5.000 lượt khách so...
baophutho.vn Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong bốn ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 ước khoảng 114.900 lượt khách đến thăm, du lịch tại tỉnh (tăng...
baophutho.vn Cũng như các làng quê miền Bắc, Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc các làng nghề trồng hoa đào Đất Tổ hối hả, nhộn nhịp kẻ bán người mua, rộn...
baophutho.vn Những ngày gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hộ kinh doanh của chị Nguyễn Thị Chín (khu 4, xã Bảo Thanh) lại tất bật với những nồi bánh chưng...
baophutho.vn Kinh tế - xã hội phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở mỗi vùng quê với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, giữa dòng chảy hối hả của cuộc...
baophutho.vn Song song với những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa ẩm thực đang được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển...
baophutho.vn Sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong các ngày lễ hội, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày....
baophutho.vn Ngã ba Hồng Lô gồm sông Hồng, sông Đà, hợp lại chảy ra sông Lô; bên Tả xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, bên Hữu là xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân...
baophutho.vn Vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước, Phú Thọ có vốn văn hóa ẩm thực độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc...
baophutho.vn Phú Thọ vẫn được coi là thủ phủ của cọ, cây cọ tập trung nhiều nhất ở các huyện như: Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba. Không chỉ mang lại...
baophutho.vn Có dịp về với mảnh đất Yên Lập, du khách đều không khỏi tò mò, ngỡ ngàng khi đi qua ngôi đền tọa lạc trên vách núi đá, bên con đường uốn lượn...
baophutho.vn Tối 23/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận: Bảo vật quốc gia “Bộ sưu tập Nha...