{title}
{publish}
{head}
Có những việc làm là hành động thiết thực gắn kết tình quân dân nơi biên giới, xây “biên giới lòng dân” ngày càng vững vàng trên phên giậu tiền tiêu...
Cán bộ, đảng viên Đồn Biên phòng Na Cô Sa đến từng gia đình nghèo trong xã động viên người dân chuyển đổi cách làm, vươn lên thoát nghèo.
Nội dung riêng trong công tác Đảng
Đứng chân trên địa bàn xã biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ, hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cao, nên mỗi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của người lính giữ biên cương gắn với chăm lo đời sống nhân dân khu vực biên giới, giúp người dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Chiều một ngày cuối tháng, vượt qua quãng đường hơn 200 cây số từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi đến Đồn Biên phòng Na Cô Sa vào lúc nhập nhoạng tối. Vừa lúc ấy, Trung tá Vũ Văn Hòa, Chính trị viên Đồn Biên phòng Na Cô Sa cùng mấy cán bộ, chiến sĩ cũng mới trở về đồn. Quần áo phủ mầu bụi, mặt mũi nhọ nhem, nhưng ai nấy đều cười vui vẻ.
Kéo mấy cái ghế mây mời khách ngồi ngay trước hiên của dãy nhà chỉ huy, Trung tá Vũ Văn Hòa cho biết, anh vừa cùng một số cán bộ, chiến sĩ đi giúp gia đình anh Lù A Bình ở bản Nậm Chẩn chuẩn bị dựng nhà mới, vì nhà anh Bình mới bị cháy. Trung tá Vũ Văn Hòa cho biết: Nhà nghèo, đông con, vậy mà “bà hỏa” lại ghé thăm, nên vợ chồng anh Bình với bảy người con càng thêm nghèo khó. Để giúp đỡ gia đình, lãnh đạo chỉ huy đồn đã hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm; đồng thời phân công cán bộ, chiến sĩ giúp gia đình anh Bình thu dọn, chuẩn bị dựng lại nhà.
Trao đổi thêm về việc giúp đỡ hộ nghèo ở khu vực biên giới mà Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã triển khai, Trung tá Vũ Văn Hòa nói, không riêng gia đình anh Bình hay các gia đình gặp thiên tai hỏa hoạn bất ngờ, thời gian qua, Đồn Biên phòng Na Cô Sa còn thực hiện phân công đảng viên biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ nghèo theo địa chỉ. Trung tá Vũ Văn Hòa cho biết: Xã biên giới Na Cô Sa có 1.131 hộ, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số H’Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày, Dao. Nhận thức hạn chế, lại bị nhiều hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, bởi vậy dù chăm chỉ lao động, nhưng tỷ lệ hộ nghèo của người dân Na Cô Sa rất cao (hiện chiếm 69,39% dân số toàn xã).
Để giúp hộ nghèo từng bước thay đổi suy nghĩ, có động lực vươn lên thoát nghèo, từ năm 2018, Chi bộ Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã ban hành nghị quyết phân công công tác cho đảng viên và giao nhiệm vụ cho đảng viên theo dõi địa bàn dân cư, giúp đỡ hộ gia đình khó khăn thoát nghèo. Vào các kỳ sinh hoạt Đảng hằng tháng, Chi bộ đồn đều dành riêng nội dung để đảng viên báo cáo các phần việc đã thực hiện hỗ trợ hộ nghèo; đồng thời thống kê các kiến nghị, đề xuất của hộ nghèo để tổng hợp xây dựng phương án giúp hộ nghèo lâu dài, bền vững.
Làm theo cách đó, từ năm 2019 đến nay, Chi bộ Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã giao mỗi đồng chí trong Ban Chỉ huy đồn trực tiếp phụ trách, giúp đỡ hai gia đình; mỗi đồng chí đảng viên các đội thì vận động quần chúng, trinh sát, phòng chống ma túy và tội phạm, có trách nhiệm giúp đỡ từ 5 đến 7 gia đình là hộ nghèo ở các bản phức tạp về an ninh trật tự. Riêng đảng viên đội kiểm soát hành chính thì mỗi đồng chí được giao phụ trách từ 3 đến 5 gia đình ở các bản gần nơi đóng quân để thuận tiện công việc và thường xuyên nắm bắt hai chiều.
Sự hỗ trợ nhiệt tình của các chiến sĩ biên phòng đã giúp nhiều hộ dân vượt qua khó khăn.
Biết ơn nhiều lắm!
Có sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của cán bộ, đảng viên biên phòng, nhiều hộ nghèo đã có thêm tiềm lực đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế; người dân không còn tin các luận điệu sai trái của các đối tượng xấu, không di cư tự do và không theo tôn giáo trái pháp luật. Ông Giàng A Giáo, ở bản Na Cô Sa 1, cho biết: Gia đình tôi có 10 người con, nhà nghèo lắm. Từ khi được Đại úy Đỗ Xuân Điềm, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Na Cô Sa giúp đỡ, hướng dẫn cách nuôi thêm con gà, trồng thêm cây ăn quả quanh nhà thì cuộc sống của gia đình đỡ khó khăn hơn. Cùng từ sự khuyên bảo của Đại úy Điềm, tôi đã đưa các con đến trường học chữ, để các con có kiến thức sau này đỡ vất vả như bố mẹ.
Cảm ơn tấm lòng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã cho gạo, cho mì, ông Lù A Bình ở bản Nậm Chẩn vui mừng nói như khoe về sự hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng. Ông Lù A Bình cho biết: Ngay khi nghe tin nhà tôi bị cháy, các anh ở Đồn Na Cô Sa đã cử 30 người về dập lửa cứu vợ và các con tôi. Rồi các anh ấy cho gạo, mì, giúp gia đình tôi dựng nhà tạm trên nền cũ. Nhờ sự giúp sức, tấm lòng của các anh Bộ đội Biên phòng Đồn Na Cô Sa, gia đình tôi vơi nhiều khó khăn. “Gia đình tôi biết ơn Bộ đội Đồn Biên phòng Na Cô Sa nhiều lắm, nhiều lắm”, ông Lù A Bình cứ nhắc đi nhắc lại câu ấy...!
Thống kê sơ bộ, từ năm 2019 đến nay, Chi bộ Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã tiến hành 8 lần rà soát, ra quyết định phân công 185 lượt cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ hộ nghèo. Hiện tại, toàn đơn vị có 18 đảng viên được giao giúp đỡ 76 hộ nghèo ở 11 bản trong toàn xã.
Được biết, ngoài phân công đảng viên phụ trách giúp đỡ hộ nghèo, thời gian qua cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa còn tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng việc hỗ trợ cây, con giống, trực tiếp giúp người dân trên địa bàn thay đổi cách làm theo phương thức “cầm tay chỉ việc”. Từ năm 2019 đến nay, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã hỗ trợ 550 con ngan giống, 1.000 cây quế giống và 70 nghìn cây sa nhân với tổng trị giá hơn 180 triệu đồng cho hộ nghèo sản xuất, chăn nuôi. Mỗi mùa sản xuất, Bộ đội Đồn Biên phòng Na Cô Sa còn giúp hàng trăm ngày công cùng nhân dân thu hoạch mùa màng, sửa chữa nhà; phối hợp với nhà từ thiện khám bệnh, cấp thuốc cho hàng trăm người... Từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa, kinh tế của nhiều gia đình từng bước được nâng lên; nhiều hộ thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, trở thành điển hình vượt khó của xã Na Cô Sa và huyện Nậm Pồ.
Theo Lê Lan/nhandan.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", Sở...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn một nửa số dân toàn huyện, còn lại là dân tộc Dao và các dân...
"Chương khói! Khói chiềng mừa lùng pá áo a. Khói chiềng mừa pì noọng tàng quay, khỏi so phép đảy tuộng pì noọng!..." (Tạm dịch: Đầu tiên, tôi xin chào các bác, bá, chú cô/ Tôi...
Thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng là thôn khó khăn bậc nhất của Quảng Ninh, song những năm gần đây, diện mạo của Khe Phương đã có nhiều đổi thay...
Những năm qua, tuổi trẻ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tích cực tham gia Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách...
Chợ tình Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng...
Người Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) coi lễ “Nhảy lửa” là một nghi thức quan trọng trong Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao). Với quan niệm “Nhảy lửa” không...
Với 16 chương trình tín dụng chính sách, người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn đã tích cực mua giống, cây trồng, vật nuôi, tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh...
baophutho.vn Ngày 29/5, Cục Thống kê tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số...
Nhiều năm qua, những người con dân tộc Thái đã miệt mài nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản sách về nét văn hóa đặc trưng, đồng thời lưu giữ, bảo tồn các làn ca, điệu múa, nhạc cụ...