Cập nhật:  GMT+7

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Trên đoạn ngòi Giành chảy qua địa phận xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ “đánh đỏng” là phương thức đánh bắt cá cổ truyền được người dân nơi đây lưu giữ từ nhiều đời nay. Theo người dân địa phương, đánh cá đỏng tức là đóng chuồng chờ cho cá chui vào rồi mới bắt. Phương thức bắt cá độc đáo này từng là một nghề sinh nhai của người dân đôi bờ ngòi Giành.

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Ông Đỗ Văn Bình lội ra giữa dòng suối để gài lại mấy mấy tấm phên tre, ngăn dòng cho cá chui vào chuồng.

Ông Đỗ Văn Bình ở khu An Lạc 2, xã Xuân An là hậu duệ đời thứ tư của gia đình sinh sống bằng nghề chài lưới trên Ngòi Giành. Ông cùng với vợ mình là bà Nguyễn Thị Mến lập gia đình năm 1977. Hơn bốn mươi năm qua, ông bà tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống của ông cha mình. Đánh đỏng mang hơi hướng gần giống với đánh cá bằng đó, bằng lờ dưới xuôi. Hai cách làm đều phải ngăn dòng nước bằng phên tre. Tuy nhiên, ở đây, ngư dân không đào rãnh mà đóng chuồng. Chuồng hình chữ nhật, đan bằng tre nứa, có kích thước rộng từ 1m - 1,2m và dài 3,5m, cửa chuồng dài 0,8m. Máy đỏng gồm 11 sợi cước nhỏ buộc cố định với một thanh tre dài khoảng 20cm và vòng sắt uốn theo hình vòng cung, nối với cửa chuồng bằng cánh tay đòn dài khoảng 70cm. Đoạn cuối máy đỏng buộc với một hòn gạch vồ cho tăng sức nặng. Khi cá bơi vào chuồng, chạm phải dây cước chìm dưới nước thì máy đỏng bật dây đẩy cửa chuồng sập xuống, giữ cá ở bên trong. Lúc này, ông Bình chỉ cần dùng chiếc vợt đã chuẩn bị sẵn để vớt cá.

Mấu chốt của cách đánh bắt cá vùng Đất Tổ là nắm được quy luật tự nhiên. “Tháng Tám cá ra, tháng Ba cá vào”. Mùa đánh bắt cá nhộn nhịp nhất là vào tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch hằng năm. Khi ấy, từng đàn cá tìm ra sông để đẻ trứng và bắt đầu một mùa sinh sản mới. Trong trí nhớ của ông Bình, khi chưa có thủy điện điều tiết nước như bây giờ, ngòi Giành nước đầy và cá nhiều vô kể. Có những khi, ông bà vừa vớt cá xong đặt chân lên bờ là cửa chuồng lại sập. Cá chày mắt đỏ, cá chép, cá trắm... nặng 2 - 3 kg quẫy loang loáng cả mặt đỏng. Từng có khoảng thời gian, đánh đỏng là kế sinh nhai của rất nhiều hộ dân sống ven bờ ngòi Giành. Đỏng chuồng cứ san sát nhau, thương lái nghe tiếng lành đồn xa tự tìm về mua, nhộn nhịp cả khúc suối. Mùa cá, hai vợ chồng ông Bình bá Mến dựng nhà sàn cạnh bờ suối để trông và bắt cá đêm. Ông còn dòng dây từ cửa chuồng vào đến nhà sàn gắn một quả chuông. Khi cửa sập, chuông kêu là biết cá vào. Nhiều đêm, đôi vợ chồng già xuống suối vớt cá cả chục bận. Nhờ đánh đỏng, ông Bình bà Mến nuôi được bảy người con cả gái lẫn trai nên người, lo học hành và dựng vợ gả chồng. Ngòi Giành từng là nơi mang nguồn sống cho nhiều ngư dân chài lưới ở khu An Lạc.

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Bà Nguyễn Thị Mến chỉ cách gài máy đỏng để sập cá

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Máy đỏng gồm một thanh tre dài khoảng 20cm buộc với thanh sắt uốn hình vòng cung

Đánh đỏng là phương thức đánh cá tự nhiên, tôn trọng môi trường và các loài thủy sinh. Đáng buồn là ngày nay, người dân không còn giữ được nghề truyền thống của cha ông mà chuyển sang đánh bằng xung, kích điện. Đồng chí Đinh Xuân Cầu - Chủ tịch UBND xã Xuân An cho biết: “Xã đã phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền để người dân không sử dụng kích điện để đánh cá trên ngòi Giành, để bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học của các loài thủy sản”.

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Cửa chuồng được gác bởi một đòn tre cố định với hòn gạch vồ cho tăng sức nặng

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Cá sau khi lọt vào chuồng thì người dùng vợt lưới vớt cá

Nhìn ra con suối trong vắt, ông Đỗ Văn Bình nói với chúng tôi: “Giờ đây, người trẻ không còn hào hứng với cách đánh bắt cá của ông cha. Họ đi công ty, đi làm ăn xa, nghề này dần cũng đang mai một. Thêm vào đó, đánh cá bằng kích điện làm chết hết cá con, ảnh hưởng cả đến khả năng sinh nở của cá trưởng thành”.

Đánh đỏng trên Ngòi Giành

Giây phút nghỉ giải lao của đôi vợ chồng ngư dân

Giờ đây, những hôm, cả ngày cửa chuồng cũng không sập, cá ít chứ không nói đến những con cá to 4 - 5 kg như ngày trước. Tuy vậy, ông Bình vẫn duy trì đỏng chuồng như một thói quen, vừa là để cho các cháu nhỏ còn biết nghề truyền thống vừa để kiếm con cá đổi bữa cho gia đình và thết đãi khách khứa đến nhà như một loại đặc sản quê hương. Cá ngòi Giành đánh bắt tự nhiên nên thịt ngọt, chắc, thơm.

Video cận cảnh quá trình bắt cá bằng đỏng chuồng trên Ngòi Giành

Lại một mùa nước lên, lại một mùa cá về, người đánh đỏng cuối cùng trên ngòi Giành ở Xuân An như ông Đỗ Văn Bình nay cũng gần 70 tuổi. Dẫu biết rằng, cuộc sống hiện đại sẽ nhiều đổi thay, nhưng vợ chồng ông Bình vẫn trăn trở làm sao giữ được nghề đánh bắt cá truyền thống tự nhiên chứ không tận diệt thiên nhiên.

Thùy Trang


Thùy Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Sắc tím bằng lăng

Sắc tím bằng lăng
2024-05-08 10:04:00

baophutho.vn Mỗi độ tháng Năm về, khắp phố phường bỗng trở nên dịu dàng, quyến rũ hơn bởi sắc tím của hoa bằng lăng.

Đi tìm “linh vật” trong truyền thuyết

Đi tìm “linh vật” trong truyền thuyết
2024-05-07 12:40:00

baophutho.vn Tưởng rằng “Voi chín ngà, gà chín cựa” là câu chuyện chỉ có trong truyền thuyết nhưng tại huyện miền núi Tân Sơn, hơn 10 năm qua, chàng trai xứ...

Nếp Gà Gáy - đặc sản miền Đất Tổ

Nếp Gà Gáy - đặc sản miền Đất Tổ
2023-08-29 10:01:00

baophutho.vn Phú Thọ - vùng đất cội nguồn của dân tộc nổi tiếng với nhiều đặc sản trong đó có lúa nếp Gà Gáy. Tại xã Mỹ Lung, xứ Mường huyện Yên Lập, lúa...

Lăng Sương - Nơi đất thiêng sinh thánh

Lăng Sương - Nơi đất thiêng sinh thánh
2023-08-26 11:13:00

baophutho.vn Dải đất Thanh Thủy uốn quanh theo dòng sông Đà, đối diện là dãy Ba Vì tạo thế “tựa sơn đạp thủy” với nhiều tiềm năng lợi thế về thiên nhiên,...

Mùa nhãn chín

Mùa nhãn chín
2023-08-17 10:48:00

Thời điểm này, nhiều vườn nhãn ở xã Kim Đức đang vào độ chín rộ càng làm tăng vẻ đẹp trù phú của xã vùng ven TP Việt Trì. Theo chia sẻ của các chủ vườn, nhờ thực hiện ghép cải...

Linh thiêng Đền Mẫu Âu Cơ

Linh thiêng Đền Mẫu Âu Cơ
2023-08-13 07:04:00

baophutho.vn Đền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là nơi thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Từ lâu, trong tâm thức của muôn dân đất Việt, Đền Mẫu Âu Cơ...

Nhà lang của người Mường

Nhà lang của người Mường
2023-07-17 10:08:00

baophutho.vn Dòng chảy đô thị hóa len lỏi vào những xóm làng của người Mường, huyện Tân Sơn, đẩy những nếp nhà sàn lùi xa vào dĩ vãng và trí nhớ của người...

Đi tìm “linh vật” sông Lô

Đi tìm “linh vật” sông Lô
2023-07-16 07:12:00

baophutho.vn Sông Lô- con sông lịch sử mang trên mình nhiều huyền tích. Ngoài giá trị văn hoá, sông Lô còn có nhiều sản vật quý như cá Chiên, Quất, Lăng,...

Độc lạ nghề nuôi côn trùng “hái vàng”

Độc lạ nghề nuôi côn trùng “hái vàng”
2023-07-07 15:35:00

baophutho.vn Ở Việt Nam có nhiều món ăn kỳ dị làm từ côn trùng khiến thực khách "khóc thét" mỗi khi thưởng thức như đuông dừa, nhộng, sâu tre,..., trong đó...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long