{title}
{publish}
{head}
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La luôn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.
Các nghệ nhân và đội văn nghệ bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai luyện tập biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Đồng bào dân tộc Thái chiếm hơn 53% dân số toàn tỉnh, xây dựng các bản du lịch cộng đồng được xem là định hướng quan trọng trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Sơn La. Những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng tại các bản có tiềm năng, lợi thế. Trong đó, nhiều bản du lịch cộng đồng đã và đang phát triển hiện nay là bản của đồng bào dân tộc Thái, như: Bản Áng, bản Vặt, bản Dọi của huyện Mộc Châu; bản Nà Bai, Phụ Mẫu của huyện Vân Hồ; bản Bon của huyện Quỳnh Nhai; bản Lướt của huyện Mường La; bản Bó, bản Hùn, bản Hụm của Thành phố; bản Khá của huyện Yên Châu...
Tại cao nguyên Mộc Châu, các bản du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Thái thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Bà Đinh Thị Hường, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Châu, chia sẻ: Các bản làng dân tộc Thái sinh sống theo cộng đồng với kiến trúc nhà sàn độc đáo, không gian văn hóa đặc sắc, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo những điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là gắn với bảo tồn lễ hội truyền thống dân tộc Thái, như: Lễ hội Hết Chá, cầu mưa; xây dựng các đội văn nghệ quần chúng phục vụ du lịch cộng đồng, tạo thêm những sản phẩm du lịch độc đáo và bản sắc.
Phục dựng không gian văn hóa dân tộc Thái tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu.
Sức hút của các bản du lịch cộng đồng dân tộc Thái đến từ không gian sống quần tụ, thanh bình; kiến trúc nhà ở độc đáo, phù hợp cho việc xây dựng thành nhà nghỉ cộng đồng mà không làm mất đi vẻ mỹ quan và kết cấu nhà sàn truyền thống. Cùng với đó là các món ăn đa dạng, cách chế biến tỉ mỉ, cầu kỳ, hương vị cuốn hút, như: Thịt gác bếp, cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), canh bon, nộm hoa ban... trở thành một phần không thể thiếu giữ chân du khách khi đến Sơn La.
Nền văn hóa lâu đời và đặc sắc của dân tộc Thái cũng đã và đang tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho các sản phẩm du lịch của Sơn La. Trong đó phải kể đến các lễ hội truyền thống, những di sản văn hóa được phục dựng, trình diễn hằng năm tại các sự kiện văn hóa, du lịch các địa phương, như: Lễ hội Hoa ban, lễ hội Kin Pang Then, lễ hội Gội đầu, nghi lễ Tết Xíp xí... Đồng bào Thái còn có nghệ thuật xòe Thái được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là điệu dân vũ có tính cộng đồng cao, có thể được biểu diễn trên sân khấu, vừa phù hợp cho các hoạt động cộng đồng tại các sự kiện, lôi cuốn mọi người cùng tham gia, trải nghiệm. Hay các trò chơi dân gian ném còn, tó mák lẹ, đi cà kheo... cũng tạo nên sức hút đối với du khách khi đến với mỗi bản làng hay tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc Thái.
Du khách trải nghiệm nghề thủ công truyền thống tại bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai.
Được tham gia các hoạt động tại Lễ hội Hoa ban huyện Vân Hồ, chị Hà Thị Thanh Trâm, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, hào hứng: Tôi rất ấn tượng với các hoạt động diễn ra tại lễ hội, đặc biệt là không gian văn hóa của dân tộc Thái được phục dựng, tái hiện, trưng bày, khiến những du khách từ phương xa như chúng tôi có thể cảm nhận được trọn vẹn về văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào nơi đây.
Những bản làng dân tộc Thái, những nếp nhà sàn truyền thống, lễ hội đặc sắc, ẩm thực độc đáo... đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng của Sơn La. Cùng với đó, những món đồ lưu niệm từ thổ cẩm Thái, khăn piêu, đặc sản thịt gác bếp, chẳm chéo... cũng tạo nên sức hút trong hành trình phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái để du khách được khám phá, trải nghiệm khi đến với Sơn La.
TK (Baosonla.vn)
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ và độc đáo, trong đó hệ thống hang động với vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ và những câu chuyện dân gian gắn liền, du lịch...
Làng nghề gạch nung Mang Thít hình thành hơn 1 thế kỷ, là nơi sản xuất gạch và gốm đỏ lớn nhất vùng ĐBSCL. Thời hoàng kim, làng nghề trải dài hơn 30km qua TP. Vĩnh Long, huyện...
Ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) có một địa chỉ du lịch khá thú vị mà những năm gần đây không ít du khách tìm đến. Đó là Cảng cá Vĩnh Lương, một địa điểm rất thích hợp với...
Hòa cùng xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch trên nền...
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) triển...
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì trên các ban thờ của mỗi gia đình không thể thiếu đi những nén hương trầm thơm ngát. Ẩn sâu bên trong hương...
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ...
Thành phố Vinh chính thức trở thành đô thị biển với quy mô dân số hơn nửa triệu người.
Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các...
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét sinh hoạt của cộng đồng người dân tộc Thái gần như chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và nhịp sống đô thị hóa. Đó là những điều du...
Với diện tích trên 100 ngàn hécta, cùng sự đa dạng sinh học bậc nhất Đông Nam Bộ, ngoài khai thác những sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rừng, hồ, Khu Bảo tồn thiên nhiên...
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát...