{title}
{publish}
{head}
Từ xưa, phong tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ với ước mong về một năm mới ấm no, hạnh phúc và nhiều điều mới mẻ, may mắn, thành công.
Cùng với gạo thì muối là thứ gia vị lâu đời, không thể thiếu trong căn bếp của người Việt, biểu tượng của sự no đủ, vừa vặn. Người xưa quan niệm, muối là một chất mặn, có thể xua đuổi điềm xui, đem lại may mắn cho gia chủ. Tục mua muối đầu năm còn mang ý nghĩa cầu mong sự đoàn kết, tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, anh em trên dưới thuận hòa biết san sẻ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, còn gửi gắm hy vọng về sự gắn bó, thân thiết trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ làm ăn.
Người dân mua muối trong khoảnh khắc đêm giao thừa.
Tại một số đền, chùa đầu năm mới người ta thường bày bán muối bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương... để sau khi vào lễ, lúc ra về người dân có thể mua một túi muối. Người ta gọi muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”. Sau khi đem muối về nhà, mọi người thường chia thành các túi nhỏ để tiện cất giữ. Người làm ăn buôn bán sẽ để túi muối ở quầy hàng mong đắt khách, người đi xa cũng để vào vali để hy vọng một lộ trình bình an. Theo thời gian, việc bán và mua muối được quan tâm hơn về mặt hình thức, từng gói muối cũng chau chuốt hơn khi được người bán gói, bọc cẩn thận trong những chiếc túi hoặc chiếc hộp nhỏ xinh xắn, thắt nơ và có dây cầm.
Chị Nguyễn Kim Dung, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Gia đình tôi thường đi lễ chùa vào sáng mùng một Tết và vẫn có thói quen mua cho mỗi thành viên trong gia đình một gói muối nhỏ với hy vọng cho sự khởi đầu một năm mới đầy may mắn, bình an, mọi việc được thuận lợi, suôn sẻ”.
Muối được đúc trong chiếc túi nhỏ màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Trái với tục mua muối, người ta lại chỉ mua vôi khi hết năm. Những ngày cuối năm, ở các làng quê, những chiếc xe ô tô bán tải vẫn chạy dọc các trục đường lớn giao bán vôi. Các gia đình thường mua vôi quét lại nhà, cổng để làm mới những cái cũ, cho nhà cửa sáng sạch, khang trang, tươm tất chuẩn bị đón năm mới.
Huyện Lâm Thao là một trong những mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, nơi còn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa, về Lâm Thao những ngày cuối năm, đi đến các xóm, làng không khó để bắt gặp các gia đình quét dọn sân vườn, lau bàn ghế, quét vôi, sơn làm sạch cửa nhà, tường rào để chuẩn bị đón Tết. Anh Nguyễn Hồng Thái, xã Xuân Huy chia sẻ: “Ông bà ta từ xưa luôn quan niệm nhà cửa phải gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất rồi thì mới thắp hương mời các cụ tổ tiên về ăn Tết với con cháu nên năm nào gia đình tôi cũng có thói quen trang hoàng lại nhà cửa mỗi dịp cuối năm”.
Anh Thái quét vôi trang hoàng nhà cửa vào cuối năm.
Không chỉ làm đẹp nhà cửa, người xưa vẫn thường quan niệm, vôi có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, phòng trừ nấm, vi khuẩn, côn trùng và mầm bệnh tiềm ẩn trong đất vì thế hiểu theo ý nghĩa sâu xa, mua vôi dịp cuối năm còn là cách để người dân xua đi những xui xẻo, những điều không vui và sẵn sàng đón năm mới nhiều niềm vui và nhiều điều may mắn.
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Nhàn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh cho biết: “Tục lệ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ xa xưa. Sở dĩ tục lệ này cũng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, trong lao động sản xuất. Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên nét đẹp này cũng phần nào đáp ứng về mặt tâm linh của con người".
Giờ đây, tuy với nhiều gia đình muối không phải là thứ gia vị được dùng nhiều như xưa, người ta có thể dễ dàng mua muối ở đâu cũng được và mua với số lượng bao nhiêu tùy ý, vôi cũng không còn lựa chọn duy nhất để làm mới nhà nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về cùng với những phong tục, tập quán khác thì nét đẹp văn hóa này vẫn là một phần không thể thiếu đối với người dân như cách nhiều gia đình vẫn thường không thể quên trong mâm cơm mỗi khi cúng lễ là có đĩa muối, đĩa gạo. Lá trầu cũng được quét chút vôi và đặt cạnh trái cau bày trên bàn thờ.
Thu Hương
baophutho.vn Ngày 21/11, Sở VH,TT&DL và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) tổ chức ký kết Chương trình hợp tác tổ chức Giải...
baophutho.vn Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện có hiệu quả công tác vận động, tập hợp Nhân dân,...
baophutho.vn Từ ngày 1/2 đến 14/2, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh đã bố trí lực lượng thường trực 24/24h tại 7 điểm trên các tuyến đường để...
Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 11-13 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 8-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C. Khu vực Bắc Trung...
baophutho.vn Xuân về bên đóa thủy tiên
baophutho.vn Năm 2023 và những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều “Căn nhà cấp ủy” được xây dựng từ tinh thần đoàn kết và nghĩa tình đồng chí...
baophutho.vn Theo thông tin từ bộ phận vận hành cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, ngày bình thường, lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến khoảng 6.000 lượt....
baophutho.vn Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, công tác chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn luôn được các cấp, các ngành, tổ...
baophutho.vn Từ ngày mai 7/2 (28 tháng Chạp), không khí lạnh sẽ tràn xuống khiến miền Bắc rét đậm, rét hại trong hai ngày 29-30 tháng Chạp.
baophutho.vn Hiện nay, Dự án đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái đoạn qua huyện...
baophutho.vn Cứ mỗi độ Xuân về Tết đến, cùng với cả nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh lại dành quan tâm...
baophutho.vn Tết này như đến sớm hơn trong những ngôi nhà của trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khi có được tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia...