Cập nhật:  GMT+7

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Bảo trợ xã hội (BTXH) là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, là yếu tố đảm bảo sự tiến bộ, công bằng xã hội. Những năm qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em... qua đó tạo cơ hội bình đẳng, xóa đi những rào cản với các đối tượng cần sự bảo trợ của xã hội.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh trao tặng và hướng dẫn sử dụng xe lăn cho người khuyết tật TP Việt Trì.

Nâng số lượng, tăng chất lượng

Bố mẹ mất sớm, em Đào Quang L (sinh năm 2012, xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy) sống cùng bà nội. Trong căn nhà nhỏ, hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bà tảo tần chăm luống rau, con gà để có thêm chút thu nhập, cháu chăm chỉ học tập với ước mơ sớm trưởng thành để phụ giúp, đỡ đần, chăm sóc bà.... Cũng tại xã Bảo Yên, chị Trần Thị H là mẹ đơn thân, bản thân nhiễm HIV, không có việc làm ổn định, gia đình thuộc diện hộ nghèo; nguồn trợ cấp xã hội hàng tháng dành cho mẹ con chị H tuy không cao, nhưng lại là thu nhập chính giúp hai mẹ con ổn định đời sống.

Theo ông Đào Xuân Mai - Công chức Lao động, Thương binh và Xã hội xã Bảo Yên, toàn xã đang thực hiện trợ cấp 336 đối tượng, trong đó có 6 trẻ em, 138 người cao tuổi, 13 người đơn thân thuộc hộ nghèo, cận nghèo với số tiền trợ cấp 172 triệu đồng. Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên, tặng quà vào dịp Tết Nguyên đán, hỗ trợ đột xuất đối với những trường hợp ốm đau, giúp đỡ người yếu thế vươn lên trong cuộc sống.

Tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng hiện đang thực hiện trợ cấp xã hội cho trên 250 đối tượng, trong đó có 137 người khuyết tật, 74 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không hưởng BHXH, 57 hộ nghèo, 5 người đơn thân thuộc diện hộ nghèo nuôi con dưới 16 tuổi... với tổng kinh phí trợ cấp hàng tháng gần 129 triệu đồng. Ông Cao Quân Huấn - Công chức Văn hóa, LĐTB&XH xã Bằng Luân cho biết: Các chính sách an sinh xã hội, Chương trình về giảm nghèo bền vững được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước được cải thiện, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh. Đặc biệt, các đối tượng hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp được tăng lên 360.000 đồng/tháng đã phần nào giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.

Đến hết năm 2023, tỉnh Phú Thọ thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 67.300 đối tượng, trong đó trợ cấp hàng tháng 66.100 người; chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở BTXH 343 người cùng hỗ trợ một số đối tượng khác theo quy định.

Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực trợ giúp xã hội được cụ thể hóa với các nhiệm vụ: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng bảo trợ xã hội khác; tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình.

Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo được triển khai kịp thời, đồng bộ, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, toàn tỉnh còn 18.957 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,44% (giảm 0,75% so với năm 2022) và 15.357 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,6% (giảm 0,58% so với năm 2022). Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc dưới các hình thức đạt 100%, trong đó có 3.642 trẻ em đang được hưởng chính sách BTXH.

Hiện nay, các cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó chăm sóc 30 thương, bệnh binh nặng; quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định với 215 lượt đối tượng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng; các cơ sở điều trị nghiện ma tuý đã tổ chức cai nghiện, chữa trị cho trên 260 lượt người; quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục 334 trẻ em tại Làng trẻ em SOS Việt Trì.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Các cháu tại Làng trẻ em SOS Việt Trì được hướng dẫn kỹ năng sống.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội

So với hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế, nhận thức và tư duy về phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có công tác BTXH còn chậm và phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, trình độ, tay nghề của người lao động chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhưng chưa thực sự bền vững; tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em bị tai nạn thương tích, bị đuối nước vẫn xảy ra ở một số địa phương...

Mặt khác, việc thực hiện Kế hoạch số 5089/KH-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong chi trả chế độ chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng người có công với cách mạng và đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do trình độ, nhận thức, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin của người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế chưa cao. Hệ thống mạng lưới phòng giao dịch của ngân hàng chưa cập đến đủ các địa phương trong tỉnh.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác BTXH, giúp các đối tượng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đồng chí Hoàng Xuân Đoài - Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH cho biết: Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương thực hiện tốt các chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH trên tất cả các lĩnh vực như hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội... Đồng thời tích cực phối hợp, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, kỳ giáp hạt và khi có thiên tai, bão lũ xảy ra để kịp thời có phương án hỗ trợ, đảm bảo ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Sở cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác bảo trợ, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát cùng với việc tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, cập nhật bổ sung dữ liệu tăng, giảm hàng tháng của các đối tượng BTXH vào cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến; triển khai thực hiện phương thức chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 5089/KH-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các đề án phát triển nghề công tác xã hội, đề án trợ giúp người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... trên địa bàn tỉnh, để những đối tượng yếu thế không còn tự ti với số phận, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Lê Hoàng


Lê Hoàng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ngày 6/5, Phú Thọ có mưa rào và dông

Ngày 6/5, Phú Thọ có mưa rào và dông
2024-05-05 18:42:00

baophutho.vn Do ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục 24-27 độ Bắc bị nén và đầy dần lên kết hợp chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường với vùng...

Ngày hội hiến máu “Chung một cội nguồn”

Ngày hội hiến máu “Chung một cội nguồn”
2024-04-20 19:12:00

baophutho.vn Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Việt Trì phối hợp với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương,...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long