
{title}
{publish}
{head}
Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì là địa bàn cư trú lâu đời của 13 dân tộc như Dao, Tày, Nùng, Mông, Cờ Lao, La Chí… Đây cũng là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Do yếu tố về địa lý và địa bàn, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo.
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng Bàn Vương
Theo ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, lễ cầu mùa hay còn gọi là cúng ngô mới là nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp đặc trưng của dân tộc Cờ Lao. Hàng năm, sau khi thu hoạch xong lúa, ngô, đồng bào Cờ Lao thường tổ chức lễ cầu mùa. Khi tổ chức, đồng bào Cờ Lao ở các thôn, bản xã Túng Sán cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm xôi, gà, thịt lợn, bánh chưng, rượu, các loại bánh như bánh kẹo, hoa quả cùng tiền vàng và hương. Thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cơ bản để cảm tạ thần linh, trời đất và tổ tiên đã phù hộ cho bà con trong bản có một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Ngay sau phần lễ, phần hội diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ của các chàng trai, cô gái dân tộc Cờ Lao với những bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Họ cùng nhau múa hát, tham gia các trò chơi dân gian truyền thống tạo không khí vui tươi sau những ngày lao động vất vả…
Dâng hương tại lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì).
Cũng theo ông Thèn Ngọc Minh, Lễ cúng Bàn Vương (hay còn gọi là Quỹa Hiéng) là lễ hội quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ, biểu hiện lòng tôn kính tổ tiên và ước vọng về một cuộc sống thái bình, thịnh vượng, đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu cho con cháu đời đời ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, người Dao đỏ coi việc thờ cúng Bàn Vương là việc làm có liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc. Đây là nghi lễ mang đậm tính nhân văn, hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và luôn có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng phù hộ trong cuộc sống.
Là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc Tổ quốc, Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hóa lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có di tích người tiền sử ở các huyện Bắc Mê, Mèo Vạc. Với 19 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những lễ hội sinh động đã giúp Hà Giang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Hiện Hà Giang có 27 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có 6 di sản của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người như, Bố Y, Lô Lô, Pu Péo và Cờ Lao.
Những năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền tôn vinh nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân; giáo dục, kế thừa, giữ gìn truyền thống quý báu về giá trị văn hóa lịch sử cho các thế hệ nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam phong phú, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Minh Tâm (Báo Hà Giang)
Tất cả các người Dao nói chung và người Dao xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nói riêng đều có tục thờ Bàn Vương. Trong tiềm thức của người Dao đặc ...
Lễ cúng rừng (Mo Đổng trư) của người Nùng ở Hoàng Su Phì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016. Lễ cúng rừng hàng năm được tổ chức ...
Lễ cúng Rừng là một nghi lễ truyền thống và có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, góp phần giáo dục con người sống hòa hợp với môi trường thiên ...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tỉnh Thái Nguyên ...
Ngày 19/8, tại xã Túng Sán, UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ hội Cầu mùa dân tộc Cờ Lao xã Túng Sán và báo cáo kết quả phục dựng lễ hội. Theo ...
Lễ cúng rừng là một trong những tín ngưỡng lâu đời, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của đồng bào Cờ Lao. Vừa qua, Lễ cúng rừng của người Cờ Lao ...
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc là biểu ...
Huyện Thạch An có 6 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên ...
baophutho.vn Với mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực huy động sự chung tay góp sức của cả...
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực...
baophutho.vn Nhận thấy nhu cầu về thực phẩm sạch trên thị trường cao, HTX sản xuất, chế biến chè Đá Hen xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê đã tập trung sản xuất...
baophutho.vn Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Lê Thị Hồng Phương quê ở xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba làm việc tại Công ty Chè Hiệp Thành (TP Hồ Chí Minh) - một...
baophutho.vn Sáng 14/10, Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho gần...
baophutho.vn Sáng 13/10, Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho hơn 200 cán bộ làm công tác tín...
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu...
Sau nhiều năm làm Bí thư Đảng ủy xã miền núi Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), khi nghỉ chế độ, Nghệ nhân Hồ Văn Tiêu đã dành thời gian để sưu tầm nhạc cụ,...