Cập nhật:  GMT+7

Đi tìm kỷ vật chiến tranh

Hơn 30 năm công tác tại Bảo tàng Quân khu 2, Thượng tá Lê Thị Thu Hà đã quen thuộc những nẻo đường từng là chiến trường xưa - nơi quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống Pháp, Mỹ tại khu vực miền Bắc. Bà đi không phải để hành quân, mà là để tìm kiếm, góp nhặt từng mảnh kỷ vật chiến tranh còn sót lại. Hàng ngàn tư liệu, hiện vật mà bà tìm kiếm và trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 2 đều ẩn chứa những câu chuyện quý giá; minh chứng cho một thời chiến tranh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của quân và dân ta.

Đi tìm kỷ vật chiến tranh

Xác máy bay F-105 của Mỹ bị bắn rơi tại núi Thằm Tạo (xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn) - hiện vật mà Thượng tá Lê Thị Thu Hà đã tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm, xác minh và vận chuyển về trưng bày tại Bảo tàng.

Thượng tá Lê Thị Thu Hà (sinh năm 1966) - nguyên cán bộ Ban Tuyên truyền kiêm thuyết minh viên tại Bảo tàng Quân khu 2 chia sẻ: Nhận công tác tại Bảo tàng từ khi còn rất trẻ - năm 18 tuổi, tôi đã sớm xác định con đường gắn bó lâu dài với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử quân sự. Để trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ, năm 1996 tôi theo học Khoa Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Sau bốn năm nỗ lực học tập và nghiên cứu, tôi trở lại làm việc tại Bảo tàng Quân khu với một quyết tâm cống hiến hết mình cho sự nghiệp đã chọn.

Nhớ lại những năm tháng gắn bó với công việc, nhiệm vụ chính của bà Hà là trưng bày hiện vật và thuyết minh tại bảo tàng. Nhưng chính sự tiếp cận hàng ngày với các hiện vật đã thôi thúc bà đi sưu tầm kỷ vật chiến tranh. Chính những chuyến lặn lội đi tìm kiếm kỷ vật đã trở thành niềm say mê mà bà theo đuổi trong suốt cuộc đời làm nghề. Mỗi lần được chạm vào những kỷ vật còn sót lại sau mưa bom bão đạn, trải qua nhiều năm tháng, bà như cảm nhận được tiếng vọng thiêng liêng từ những trận đánh lịch sử. Đó không chỉ là những kỷ vật vô tri, vô giác, là sắt, là vải... mà còn là máu, là thịt, là ý chí kiên cường, bất khuất của các thế hệ ông cha ta đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Sưu tầm kỷ vật chiến tranh - công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, sự nhạy bén mà còn cần cả sự kiên trì, lòng đam mê và một trái tim đồng cảm sâu sắc. Bởi vậy mà đi bất cứ đâu, từ những chuyến công tác xa, những buổi tham quan, thăm hỏi bạn bè, hay đơn giản là những lần về quê nội - ngoại, bà Hà đều không quên “nhiệm vụ” tìm kiếm. Nhiều năm gắn bó với công việc sưu tầm kỷ vật chiến tranh, địa bàn tìm kiếm của bà không chỉ gói gọn trong tỉnh mà còn mở rộng ra các tỉnh lân cận như Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Vĩnh Phúc...

Đi tìm kỷ vật chiến tranh

Một số hiện vật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Thượng tá Lê Thị Thu Hà sưu tầm tại Bảo tàng Quân khu 2.

Đi tìm kỷ vật chiến tranh

Nơi nào có dấu chân bộ đội, có ký ức chiến trường, là nơi đó bà Hà tìm đến. Có những chuyến đi kéo dài nhiều ngày, vượt qua đường sá xa xôi, khó khăn, cách trở nhưng chưa bao giờ bà nản lòng. Từ tấm bản đồ Điện Biên Phủ nhàu nát ghi dấu chiến dịch lịch sử, đôi dép cao su “vạn dặm” theo chân người lính, mảnh vải dù của quân địch đến chiếc bi đông sứt mẻ, chiếc đèn dầu thời bao cấp...

Bằng sự kiên trì và lòng nhiệt thành, bà tìm mọi cách để xác minh nguồn gốc, lắng nghe câu chuyện phía sau và thuyết phục chủ nhân hiến tặng hoặc chuyển nhượng lại cho Bảo tàng. Đã có hàng nghìn hiện vật chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân ta đã được bà sưu tầm và trưng bày tại Bảo tàng.

Các kỷ vật này không chỉ làm phong phú thêm kho hiện vật trưng bày mà quan trọng hơn, chúng còn là những “chứng nhân” trực quan sinh động nhất về lòng yêu nước, ý chí kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam; là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về sự hy sinh gian khổ của các thế hệ đi trước để giành lấy độc lập, tự do dân tộc.

Giờ đây dù đã nghỉ hưu, nhưng ngọn lửa đam mê với những kỷ vật chiến tranh vẫn luôn cháy trong trái tim Thượng tá Lê Thị Thu Hà. Bằng các phương tiện thông tin đại chúng, bà vẫn thường xuyên theo dõi, tham gia các hội nhóm, gặp gỡ các cựu chiến binh, tự mình lái xe rong ruổi khắp các tỉnh, thành phố để nắm bắt thông tin tìm kiếm kỷ vật chiến tranh, viết tiếp “sứ mệnh” kết nối với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Bích Ngọc


Bích Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tỏa sáng chất lính giữa thời bình

Tỏa sáng chất lính giữa thời bình
2025-04-30 10:47:00

baophutho.vn Về xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, nhắc đến cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức An, thương binh hạng 3/4 ai cũng biết, bởi ông luôn mang trong mình ý...

Đất Tổ hút khách dịp lễ 30/4 - 1/5

Đất Tổ hút khách dịp lễ 30/4 - 1/5
2025-04-30 10:45:00

baophutho.vn Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Phú Thọ thu hút du khách bởi sự kết hợp giữa hành trình tâm linh, nghỉ dưỡng suối khoáng và khám phá thiên...

Lan toả thông điệp “Hòa bình đẹp lắm”

Lan toả thông điệp “Hòa bình đẹp lắm”
2025-04-29 12:36:00

baophutho.vn Mốc son chói lọi của Ngày đại thắng 30/4/1975 đã tạc vào lòng người dân cả nước nói chung, Phú Thọ nói riêng niềm tự hào, hạnh phúc về thời...

Bàn giao hoạt động hỗ trợ sản phẩm OCOP

Bàn giao hoạt động hỗ trợ sản phẩm OCOP
2025-04-28 13:02:00

baophutho.vn Ngày 28/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Ban kinh tế, xã hội và môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giao hoạt động...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long