{title}
{publish}
{head}
Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của tỉnh Phú Thọ được đánh giá đạt 89,19 điểm; xếp thứ 9/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 2,59 điểm và tăng 9 bậc so với năm 2022); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt 69,10 điểm, tăng 14 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên lọt top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 và đứng thứ 2 trong khu vực miền núi trung du phía Bắc...
Công ty TNHH Hanyang Digitech Vina là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc sớm triển khai đầu tư tại tỉnh.
Những con số ấn tượng này đã cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ, thể hiện việc triển khai khâu đột phá chiến lược “cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh” của tỉnh đang đi đúng hướng và phát huy hiệu quả. Phú Thọ đang dần khẳng định vị trí của mình trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh có những bước tiến rõ rệt với nhiều dự án lớn và bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển công nghệ, lợi thế sẵn có của tỉnh.
Tính đến thời điểm này, Phú Thọ đã thu hút hơn 200 dự án FDI với tổng số vốn khoảng 3.100 triệu USD. Trong đó, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác như: Singapore, Mỹ, Anh, Ấn Độ... Các dự án FDI lớn chủ yếu tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh của tỉnh như: Chế biến, chế tạo, lắp ráp linh kiện điện tử, năng lượng tái tạo, dệt may thời trang cao cấp. Trong đó, có các dự án tiêu biểu như: Dự án sản xuất điện tử của Công ty BYD (Trung Quốc) với số vốn đầu tư 269 triệu USD; Dự án sản xuất tấm Cell pin năng lượng mặt trời của Công ty VSUN (Nhật Bản) 200 triệu USD; Dự án sản xuất lốp xe INOUE (Nhật Bản) trị giá 90 triệu USD; Dự án Nhà máy may thời trang cao cấp Yida gần 113 triệu USD; Dự án dệt Regent Việt Nam 180 triệu USD...
Xác định tạo mặt bằng sạch là một trong những yếu tố then chốt trong thu hút đầu tư, những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh. Các KCN, CCN đều được bố trí ở nơi có giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Do đó, nhiều nhà đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Ấn Độ... với các lĩnh vực đầu tư như linh kiện điện tử, công nghiệp dệt may, sản xuất bao bì, hạt nhựa, chế biến thực phẩm đã “rót vốn” vào Phú Thọ.
Khu công nghiệp Phú Hà.
Những năm gần đây, công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Phú Thọ với các nhà đầu tư nước ngoài được tỉnh thực hiện bài bản, có trọng tâm và mang lại hiệu quả rõ rệt. Ông Jeon Kyu Hwan-Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Phú Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Shillim Việt Nam chia sẻ: “Nhìn vào số lượng các nhà đầu tư Hàn Quốc đến với Phú Thọ, có thể thấy đây là một địa phương có nhiều tiềm năng. Điều này cũng phản ánh sự thông thoáng trong môi trường đầu tư, các chính sách, cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận. Qua đánh giá của hầu hết các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội, ngay từ những ngày đầu chúng tôi đã được đón nhận những ưu đãi, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các địa phương...”. Phú Thọ hiện có khoảng 130 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động, chiếm hơn 80% số doanh nghiệp FDI. Những năm qua, tỉnh Phú Thọ luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng tại Phú Thọ đạt được kết quả kinh doanh tốt trong suốt quá trình đầu tư tại tỉnh.
Năm 2024, Phú Thọ đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong năm đạt từ 50 nghìn tỷ đồng trở lên, bao gồm vốn đầu tư FDI đăng ký mới và điều chỉnh, bổ sung trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp (lũy kế) trên địa bàn tỉnh có khoảng 11.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 220 doanh nghiệp FDI. Để tiếp tục tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Phú Thọ đang tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, đồng thời, quy hoạch đến năm 2030, phát triển 12 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.095ha, trên 40 khu công nghệ cao với diện tích khoảng 7.600ha. Tỉnh cũng chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ phụ trợ để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia yên tâm lựa chọn sống và làm việc tại tỉnh.
Hà An
baophutho.vn Ngày 15/11, Chi cục Phát triển nông thôn- Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Trường Foods tổ chức “Chương trình...
baophutho.vn Để nâng cao nghiệp vụ sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng cho công chức kiểm lâm, ngày 14/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng...
baophutho.vn Ngày 28/6, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH 6 tháng đầu năm 2024.
baophutho.vn Kết quả phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023
baophutho.vn Trước mùa mưa bão, Điện lực Thanh Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn lưới điện, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh...
baophutho.vn Được sáp nhập từ 3 xã đặc biệt khó khăn: Năng Yên, Quảng Nạp và Thái Ninh từ 1/1/2020, đến nay, sau hơn 4 năm sáp nhập và 2 năm được công nhận...
baophutho.vn Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thanh Ba đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp hội viên nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư phát...
baophutho.vn Thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đã được “thổi hồn” để trở thành những sản phẩm đặc...
baophutho.vn Bắt đầu từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng lương theo bảng lương mới. Theo đó, dự kiến, tiền lương trung bình của...
baophutho.vn Chương trình OCOP: Nâng tầm sản phẩm địa phương
baophutho.vn Trong những năm qua, thu hút đầu tư tại Phú Thọ đã chuyển dần từ “lượng” sang “chất”, chuyển dần từ cơ chế bị động sang chủ động kiểm soát,...
baophutho.vn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2019. Sau 5 năm thực hiện, Chương trình được khẳng định rõ...