Cập nhật:  GMT+7

“Điểm tựa” của người dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn

Với vị thế, vai trò đặc biệt của mình, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thanh Sơn đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ được coi là lực lượng quần chúng đặc biệt, là “điểm tựa” của đồng bào DTTS trong huyện.

“Điểm tựa” của người dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn

Từ sự vận động của người có uy tín, nhiều người dân xã Hương Cần đã tích cực tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Đồng chí Đỗ Thị Phương Hoa - Trưởng Phòng Dân tộc huyện thông tin: Huyện Thanh Sơn hiện có 23 xã, thị trấn, trong đó có 21 xã thuộc vùng DTTS và miền núi. Toàn huyện có 63 thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) với 32 dân tộc, trong đó DTTS chiếm 61,5%. Giai đoạn 2019-2024, toàn huyện đã bầu chọn 1.252 lượt NCUT trong đồng bào DTTS. NCUT đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực sự là “điểm tựa” của đồng bào DTTS trong huyện.

Là xã ĐBKK, Khả Cửu có 1.130 hộ với 5.060 nhân khẩu sinh sống ở 14 khu dân cư, trong đó có 86% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Những năm qua, 14 NCUT trong đồng bào DTTS của xã luôn là những tấm gương sáng trong tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, động viên người thân và bà con tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, tham gia tích cực vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, góp phần xây dựng nông thôn mới.

“Điểm tựa” của người dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn

Công an huyện Thanh Sơn trao đổi với Người có uy tín trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Không chỉ tuyên truyền, vận động, NCUT luôn gương mẫu đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã Khả Cửu xuống còn 18,2%, hộ cận nghèo xuống còn 24,2%. Điển hình như ông Đinh Văn Hùng - NCUT ở khu Măng Chẵng đã trực tiếp tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách tích cực tham gia vào CLB Văn hóa dân tộc Mường và vận động người dân trong khu tham gia, học hỏi, gìn giữ tiếng nói, điệu múa, diễn xướng của dân tộc mình.

Văn Miếu cũng là xã có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, những năm qua, nhờ đội ngũ NCUT của xã tuyên truyền, vận động, người dân đã đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện và địa phương. Không chỉ làm tốt vai trò “cầu nối”, NCUT của xã còn tiên phong trong tìm cách phát triển kinh tế. Ông Triệu Văn Quang - NCUT bản Thành Công, xã Văn Miếu cho biết: Bản Thành Công chủ yếu là đồng bào Dao, để giúp bà con thoát nghèo, ngoài vận động họ trồng rừng, trồng chè, chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi, gia đình tôi đã gương mẫu đi đầu để người dân nhìn thấy và làm theo. Gia đình tôi đã nhận 20ha đất rừng và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế tổng hợp gồm trồng rừng, cây ăn quả, nuôi thả cá. Nhờ chăm chỉ cần cù, chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập của gia đình tôi ổn định.

“Điểm tựa” của người dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn

Với sự vận động của NCUT, người dân xã Khả Cửu tích cực tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Nhận thấy cách làm của ông Quang đem lại hiệu quả kinh tế cao, người dân bản Thành Công đã làm theo, qua đó nhiều hộ đã thoát nghèo. Không chỉ có ông Triệu Văn Quang ở Văn Miếu, nhiều NCUT trên địa bàn huyện đã tiên phong trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới, điển hình như bà Đinh Thị Hiền, dân tộc Mường, ở khu Xóm Viết, xã Tinh Nhuệ; ông Lê Văn Hòa, dân tộc Dao, khu Bồ Xồ, xã Yên Lương; ông Hoàng Xuân Trường, dân tộc Mường, khu Đồng Lão, xã Thục Luyện; ông Phùng Vinh Viên, dân tộc Dao, khu Quyết Tiến, xã Địch Quả... qua đó, đã góp phần làm giảm tỷ lệ tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đồng bào DTTS.

Có thể thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của NCUT nên Nhân dân các dân tộc trong huyện đã tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng, dần xoá bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy giá trị tốt đẹp trong đời sống, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Chi Hương


Chi Hương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Gìn giữ thanh âm xứ Mường

Gìn giữ thanh âm xứ Mường
2024-11-17 10:31:00

baophutho.vn Xã Kiệt Sơn (huyện Tân Sơn) có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Từ bao đời nay, chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

Người có uy tín làm kinh tế giỏi

Người có uy tín làm kinh tế giỏi
2024-11-13 15:21:00

baophutho.vn Là người có uy tín luôn được bà con yêu mến, tin tưởng, ông Nguyễn Văn Diên, sinh năm 1953, người dân tộc Mường ở khu 5, xã Giáp Lai, huyện...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Đổi thay ở vùng cao Nậm So
2024-11-13 08:42:00

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long