
{title}
{publish}
{head}
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.
Một góc xã nông thôn mới kiểu mẫu Sơn Vi, huyện Lâm Thao phong quang, sạch đẹp.
Xây dựng môi trường văn hóa
Phong trào TDĐKXDĐSVH thực sự là chủ trương mang “ý Đảng, lòng dân” khi tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động, kết hợp được sức mạnh của pháp luật, hệ thống chính trị với dư luận xã hội, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từng là một trong những khu dân cư có tỷ lệ hộ nghèo cao của xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, nhưng đến nay, khu dân cư số 1 đã có nhiều đổi thay, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào ngày càng được nâng cao. Bà Nguyễn Thị Đông - Trưởng khu dân cư số 1 thông tin: Khu có 168 hộ với 676 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 90%. Năm 2024, tình hình thiên tai, mưa bão gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân, tuy nhiên, người dân trong khu đã đoàn kết, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả mưa bão, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trong khu đạt 38 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,3%; khu có 151 hộ được công nhận đạt Gia đình văn hóa, trong đó có 140 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa 3 năm trở lên; toàn khu còn 27 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo...
Tương tự, khu Đồng Tâm, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn hiện có 121 hộ dân với 489 nhân khẩu. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong khu chỉ còn 1,65%; thu nhập bình quân đầu người đạt 58,9 triệu đồng/năm; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 97,5%. Trưởng khu Đồng Tâm Nguyễn Văn Hiệp cho biết: Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ của cộng đồng và sự đồng thuận của nhân dân, khu Đồng Tâm đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà văn hóa mới, diện tích trên 250m2, tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ đồng. Nhà văn hóa với nhiều thiết chế vui chơi cho trẻ em, khu vực thể thao cho người lớn, người cao tuổi... là điểm nhấn quan trọng giúp Khu đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” năm 2024. Khu được Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới...
Box: Năm 2024, toàn tỉnh có 383.832 hộ được công nhận Gia đình văn hóa, đạt trên 92,6%; 1.802 khu dân cư được công nhận Khu dân cư văn hóa, đạt 77,4%.
Công tác xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực vận động chủ sử dụng lao động tạo điều kiện đầu tư về kinh phí, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ đời sống tinh thần cho người lao động như: Xây dựng thư viện, phòng đọc sách, báo; nhà văn hoá, câu lạc bộ, phòng truyền thống; sân chơi thể thao và các phương tiện kỹ thuật: Tăng âm, loa đài, dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao... phục vụ nhu cầu hoạt động văn hoá của người lao động.
Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ Phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thường xuyên được duy trì, tổ chức tại các cấp công đoàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao thể lực, trí lực cho công nhân, viên chức, lao động, thúc đẩy khí thế thi đua lao động sản xuất, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Phụ nữ khu 1, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập biểu diễn văn nghệ mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đa phương thức, một mục tiêu
Khi toàn dân đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau gìn giữ, phát huy, nhân rộng những điều hay, cái đẹp, nét riêng... trong đời sống, đồng thời loại trừ, triệt tiêu những hủ tục lạc hậu, những điểm chưa đẹp trong tập quán sinh hoạt để cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, làng bản ngày càng no ấm, văn minh chính là đã tham gia đóng góp cho Phong trào TDĐKXDĐSVH càng thêm sâu rộng.
Với phương châm hướng hoạt động về cơ sở, lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy khu dân cư là địa bàn hoạt động, Ban Chỉ đạo Phong trào các cấp tiếp tục triển khai gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn việc xây dựng đời sống văn hóa thông qua thực hiện hiệu quả phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư. Phong trào cũng được tiếp tục gắn kết với việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Ngày vì người nghèo”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông; Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ An ninh Tổ quốc”, “Toàn dân Đất Tổ tham gia phòng ngừa, tấn công, tố giác tội phạm”... Qua đó đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, tiếp tục khẳng định tính toàn dân, toàn diện và lâu dài.
Ông Phùng Văn Biền - Trưởng khu Đèo Mương 1, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn chia sẻ: So với các nơi khác trong huyện và tỉnh, Đèo Mương còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tôi thấy rõ sự “thay da đổi thịt” của quê hương từ khi thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH. Cùng với đời sống kinh tế ngày càng ổn định, các công trình giao thông, trường học, các câu lạc bộ văn nghệ, TDTT hình thành và phát triển. Điều phấn khởi nhất chính là ý thức tự giác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong việc chung tay thực hiện phong trào.
Sau gần 25 năm triển khai, Phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào đời sống Nhân dân, được mọi tầng lớp Nhân dân đón nhận và đồng hành, là cơ sở để giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp.
Lê Hoàng
baophutho.vn Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện mô hình học tập, đào tạo cho đội ngũ quản lý và...
baophutho.vn Trong Đề án sáp nhập hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đặt ra yêu cầu cao về tinh thần đoàn kết và bản sắc văn...
baophutho.vn Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vùng Mường Vang (huyện Lạc Sơn cũ) thành lập 8 xã, gồm: Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Thượng Cốc, Lạc Sơn, Đại...
Nằm ở dải đất miền trung khắc nghiệt, Quảng Trị không chỉ là địa danh gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn là kho tàng văn hóa, di sản phong phú, đa dạng.
baophutho.vn Tối 21/6, tại khu vực công viên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lễ khai mạc Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề...
baophutho.vn Trong dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, mỗi địa phương đều nỗ lực tìm kiếm hướng đi riêng, những thế mạnh đặc trưng để...
baophutho.vn Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ. Để...
DANAGO vừa công bố bảng giá vé Bà Nà Hills trên website chính thức dng.vn của họ, bảng giá áp dụng từ ngày 01/01/2025.
baophutho.vn Trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón khoảng 13.800 lượt khách tham quan, trong đó số lượng...
baophutho.vn Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu...
Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam, tiếp sóng trên kênh HTTV của Đài PT-TH Hà Tĩnh và gần 50 đài PT-TH trên cả nước.
Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương...