Cập nhật:  GMT+7

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Trên 300 cây lim xanh, nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn đương xanh tốt đã tạo nên một quần thể thực vật vô cùng độc đáo và hiếm có. Trải rộng trên diện tích hơn 40ha ở khu rừng Ba Hố thuộc khu 1,2 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, rừng lim xanh vẫn được người dân ngày đêm trông nom, dong dưỡng, coi như vật báu của quê nhà...

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Rừng lim Ba Hố trải dài trên diện tích hơn 40 ha bao đời nay vẫn luôn xanh tốt và được giữ gìn, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những gốc lim... 3 người ôm mới xuể

Khi tôi đặt vấn đề ngược suối lên thăm rừng lim Ba Hố, anh Phùng Đức Toản - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tam Nông điều ngay cho một chiếc xe bán tải với lời dặn: Không đi bán tải không lên được đồi này đâu, đi xe máy thì hơi vất nên ta cứ cẩn thận, lỡ mưa hôm trước thì đỡ phải mất công.

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Người dân và lực lượng kiểm lâm địa bàn tuần tra, theo dõi, quản lý rừng lim hằng ngày.

Trên xe, 5 chúng tôi cùng lắc lư theo độ xóc của con đường để tìm vào Ba Hố. Anh Toản giới thiệu: Nếu không tính cây tái sinh, thì quần thể rừng lim độc đáo hiếm có này hiện có hơn 300 cây lim xanh, giống lim cực quý hiếm đang sinh sống và được bảo vệ tốt. Anh “bật mí”: Theo ước tính, có cây tuổi đời đã trên 200-300 năm tuổi rồi đấy.

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Hầu hết diện tích rừng lim được người dân và lực lượng kiểm lâm quản lý, theo dõi sát sao với trách nhiệm và sự tự nguyện cao.

Quá háo hức về độ độc đáo của khu rừng, chúng tôi ngỡ ngàng hơn khi xe dừng ở chân dốc đi bộ lên thấy ngút ngàn một mầu xanh của cây, của lá lim xanh mọc chen nhau trên một khu vực rộng mát mắt. Rừng sạch, cây lim như những cột nhà mọc khắp nơi. Trèo lên đỉnh dốc, anh Toản và tôi cùng một đồng chí kiểm lâm viên vòng tay ôm thử một gốc lim cụ, quá ngạc nhiên khi cả ba chúng tôi chụm vòng tay mới hết một thân cây. Lớp vỏ nâu, xù xì với địa y bám đầy chứng tỏ tuổi đời hàng trăm năm là không sai.

Vẫn anh Toản thông tin: Tôi cũng đã đi nhiều tỉnh phía Bắc, tham quan nhiều rừng Quốc gia và nhiều khu bảo tồn, nhưng không đâu có được một quần thể lim xanh khổng lồ và độc đáo như ở đây. Đáng chú ý, rừng lim qua bao nhiêu năm vẫn còn nguyên trạng, minh chứng cho ý thức bảo vệ, giữ gìn rừng quý của nhân dân và đội ngũ cán bộ kiểm lâm huyện nhà.

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Nấm lim xanh được tìm thấy trong rừng lim Ba Hố.

Lần theo những gốc lim khổng lồ trong rừng Ba Hố, chúng tôi phát hiện khá nhiều nấm lim xanh mọc rải rác dưới gốc cây. Những mầm nấm mọc lên núm vàng và thân đỏ lẩn khuất trong tán rừng già. “Giá nấm lim xanh hiện trên thị trường đang vào khoảng 1,5 triệu đồng một kg nấm tươi nên rất quý, tuy nhiên giống này cực hiếm, phải tìm kỹ, săn lùng mới thấy”, anh Hán Trung Lại - người dân khu 1, thông tin kèm theo lời minh hoạ về độ quý hiếm của rừng: Loại lim xanh 3 người ôm thì hiếm, chứ loại 2 người lớn ôm hiện rừng lim Ba Hố đang có hàng trăm cây mọc rải rác khắp nơi, các cây đều khoẻ mạnh, mọc xanh tốt và tiếp tục nhân diện tích qua từng năm. Trước đây, khu vực này gọi là rừng cấm, không ai được vào và được bảo vệ nghiêm ngặt, nên bao năm nay hầu như không có cây lim xanh nào bị xâm hại ngoại trừ bị bão đổ hoặc già chết!

Nhiều đời cùng nhau giữ rừng lim

Cùng các đồng chí hạt kiểm lâm Tam Nông và nhóm phóng viên đi thực địa rừng lim xanh, anh Hán Trung Lại ở khu 1, xã Dị Nậu- người đang có hơn 1ha rừng lim với 36 cây to cỡ một người ôm trở lên kể: Trong số 36 cây lim mà tôi đang trông giữ, có cây tuổi đời đã 200-300 năm. Tuy nhiên, qua thời gian hiện chỉ còn 33 cây do có 1 cây đã già, tự chết đã lâu. Ngoài ra, diện tích lim non do được nhân giống tự nhiên cũng đang tăng dần theo từng năm.

Anh Lại là con rể của ông Đinh Văn Cường, cũng ở khu 1, xã Dị Nậu. Theo anh, từ khi về làm rể ở đây anh đã được bố vợ giao quản lý khu rừng này, trong đó có một diện tích lớn rừng sản xuất để canh tác. Bố vợ anh, ông Cường từng kể: Lớn lên trên đất này, từ hồi còn bé đã thấy những cây lim cao 30- 40m, mọc sừng sững, lá xanh thẫm, biết là quý nhưng không ai dám động vào mà cùng nhau bảo vệ, giữ gìn như của quý của làng, của Nhân dân...

Đang có diện tích rừng lim xanh lớn nhất Ba Hố là gia đình ông Tạ Diên Tĩnh và bà Nguyễn Thị Sinh với gần 160 cây. Cùng với diện tích rừng sản xuất, thì khoảng 160 cây lim xanh vẫn được các thế hệ con cháu trong gia đình thay nhau trông nom, bảo vệ, coi như “của cải” của gia đình. Ai cũng tự hào với phần rừng lim xanh mà mình được giao trông nom, coi như “của báu” và thường xuyên cùng cán bộ kiểm lâm huyện tuần tra, kiểm đếm và canh phòng “lâm tặc”, cùng bảo nhau ngày đêm gìn giữ, vun trồng và bảo vệ nghiêm ngặt.

Theo anh Lại, các cụ nhiều đời kể rằng khi lớn lên rừng lim đã có rồi. Những trưa hè lên rừng, bà con chăn trâu, làm đồng lại ngồi dưới tán lim xanh mát, ôn lại chuyện giữ rừng lim của cha ông thủa trước. Vẫn theo anh Lại: Trước đây, rừng Ba Hố còn có lợn rừng, hươu, trăn và nhiều loại động vật quý khác, song do thời gian, nạn săn bắn của con người khiến chúng dần biến mất, giờ chỉ còn nhiều loài chim là vẫn tìm về dưới tán cây xanh...

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Những gốc lim xanh có tuổi đời 200-300 năm 2-3 người ôm mới xuể.

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Các cây lim xanh được kiểm đếm và bảo vệ thường xuyên bởi chính người dân cùng các lực lượng kiểm lâm địa bàn.

Trong câu chuyện về rừng lim Ba Hố, chúng tôi được biết thêm: Năm 1989, thực hiện chủ trương giao khoán đất rừng, quy chủ cho khu vực này, các hộ dân chỉ được giao canh tác trên phần đất lâm nghiệp, còn diện tích rừng lim xen kẹt giữa các hộ không được giao cụ thể. Nhưng do là rừng quý, dù không được giao nhiệm vụ, nhưng hàng chục hộ dân khu 1, 2 xã Dị Nậu vẫn tự nguyện trông giữ rừng và “bàn giao” cho con cháu các đời trông nom dù không nhận được một đồng công của. Anh Phùng Đức Toản - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tam Nông tâm tư: Dân không có tiền công trông nom, nhưng vẫn truyền nhau ý thức bảo vệ rừng lim một cách tự giác và nghiêm ngặt. Chúng tôi cũng mong muốn rừng lim quý này được quy hoạch, quản lý một cách khoa học, để có điều kiện bảo tồn, phát triển nhân lên vốn rừng, trở thành địa chỉ quý cho khai thác du lịch, nghiên cứu, tham quan...

Chạy xe dọc theo dòng suối Chày Cối trở ra. Trong không gian xanh mướt và tĩnh lặng của rừng lim quý, chúng tôi thầm cảm ơn những người dân quanh rừng Ba Hố đã ngày đêm tự nguyện giữ rừng, giữ cho mầu xanh mãi trường tồn qua năm tháng. Sự trao truyền tự nguyện ấy, chính là xuất phát từ lòng yêu quý rừng - và muốn cho mầu xanh nơi này thêm mãi mãi xanh tươi, nối tiếp cho đến muôn đời sau...

Ngoài diện tích rừng lim xanh cực kỳ quý hiếm hơn 40ha ở khu 1, 2 xã Dị Nậu, toàn huyện Tam Nông đang có hơn 2.000ha rừng đã được quy hoạch, có chủ, gồm: Rừng sản xuất, rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Riêng rừng tự nhiên toàn huyện có hơn 110ha chủ yếu là cây tái sinh tự nhiên, tuổi đời từ 30-40 năm, có nhiều loài cây quý, có giá trị kinh tế cao vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển tốt, minh chứng cho hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nhân dân và lực lượng kiểm lâm huyện nhiều năm qua.

Quốc Hội


Quốc Hội

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nghề may về làng

Nghề may về làng
2024-11-09 09:28:00

baophutho.vn Vốn là vùng quê thuần nông, nhưng những năm gần đây huyện Cẩm Khê phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...

Kỳ II: Vực dậy nghề dệt

Kỳ II: Vực dậy nghề dệt
2024-06-30 08:25:00

baophutho.vn Trước “ngưỡng cửa” thất truyền, nghề dệt thổ cẩm xóm Chiềng có thể “hồi sinh” hay không? Câu trả lời nằm ở sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của...

Thăm “đất thép” Quảng Trị

Thăm “đất thép” Quảng Trị
2024-06-27 10:52:00

baophutho.vn Tháng 6, chúng tôi về Quảng Trị vào đúng dịp Kỷ niệm 52 năm cuộc chiến đấu anh dũng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 28/6...

Hồi sinh làng dệt

Hồi sinh làng dệt
2024-06-23 15:48:00

baophutho.vn Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân...

“Bóng cả” trên ngàn

“Bóng cả” trên ngàn
2024-05-25 07:18:00

baophutho.vn Kết thúc chuyến hành trình ngược miền sơn cước tuần qua, món quà ý nghĩa mà chúng tôi mang về là những câu chuyện thú vị về làng, bản và tinh...

Kỳ 3: Cần chế tài xử lý cứng rắn

Kỳ 3: Cần chế tài xử lý cứng rắn
2024-05-24 10:42:00

baophutho.vn Nắm bắt nhu cầu làm đẹp của người dân, các cơ sở cung cấp dịch vụ, đào tạo nghề tiêm filler, botox mọc lên “như nấm”. Sẽ không có gì đáng nói,...

Kỳ 1  : Nở rộ dịch vụ tiêm filler chui

Kỳ 1 : Nở rộ dịch vụ tiêm filler chui
2024-05-22 10:15:00

baophutho.vn Sưng tấy, tắc mạch, nhiễm trùng, tràn dịch, thậm chí là tử vong... là những biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ...

Bên kia đèo Cón

Bên kia đèo Cón
2024-05-08 10:28:00

baophutho.vn Từ trung tâm xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn đến khu Ngả Hải phía bên kia đèo Cón. Vực sâu hun hút, đồi núi trập trùng. Đây được coi là cửa ngõ phía...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long