Cập nhật:  GMT+7

Đổi thay ở Bok Tới

Cuộc sống người dân ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay đến bất ngờ. Những con đường đất đầy bụi mùa nắng và nhão nhoét mùa mưa được thay thế bằng đường bê-tông sạch đẹp, những căn nhà sàn ọp ẹp trước đây cũng nhường chỗ cho những căn nhà gạch khang trang, bề thế... Có được điều đó là nhờ chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã đi vào đời sống một cách thiết thực, giúp người dân thôn bản vươn lên.

Đổi thay ở Bok Tới

Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay trong những năm gần đây.

Chặng đường từ trung tâm huyện Hoài Ân (Bình Định) về xã miền núi Bok Tới chừng 30 km. Chỉ khoảng 5 năm trước, đường về Bok Tới vẫn là những con đường đất, vào mùa mưa ai về Bok Tới cũng ngại. Bản làng Bok Tới những ngày ấy dài lê thê và bình lặng trong những căn nhà sàn thấp lè tè, thưa thớt, lẩn khuất dưới hàng cây của núi rừng.

Làn gió mới nơi núi rừng

Vài năm trước, đoạn đường 10 km từ xã Ân Nghĩa về Bok Tới tuy đã được mở rộng nhưng rất hẹp, xe máy không dám chạy quá tốc độ 30km/giờ vì lo ổ gà, ổ trâu. Ấy vậy mà nay những điều đó đã thuộc về dĩ vãng. Đường trải nhựa đến tận xã, xe giờ chạy thoải mái. Bản làng vắng dần những căn nhà sàn cũ kỹ và thay vào đó là những căn nhà xây mới, khang trang, sạch sẽ.

Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban nhân dân xã Bok Tới Đinh Giang Sang cho biết, xã Bok Tới có năm thôn, gồm 531 hộ dân với 1.830 nhân khẩu. Trong đó chỉ có một hộ người Kinh với ba nhân khẩu, còn lại phần lớn là dân tộc Ba Na, một số ít là đồng bào H’rê, Chăm.

Người dân Bok Tới chủ yếu làm nông, nhưng diện tích canh tác lúa nước hằng năm chỉ khoảng 214 ha. Rất may, núi non hình thành nhiều con suối dẫn nước về sông Kim Sơn, ngành chức năng làm đập dâng đưa nước về đồng ruộng. Cây lúa ở đây không sợ bị “khát”, an nhiên hưởng nước tự chảy về nên cho năng suất khá, phần nào giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ.

Xã Bok Tới có năm thôn, gồm 531 hộ dân với 1.830 nhân khẩu. Trong đó chỉ có một hộ người Kinh với ba nhân khẩu, còn lại phần lớn là dân tộc Ba Na, một số ít là đồng bào H’rê, Chăm.

Dẫu vậy, chăn nuôi ở đây chưa phát triển, xã có 531 hộ dân mà chỉ nuôi khoảng 900 con bò và 700 con lợn. Với tổng đàn vật nuôi như vậy, chắc chắn chăn nuôi không thể là nguồn thu nhập chính để đồng bào dân tộc thiểu số ở đây có thể thoát nghèo. Vậy người dân Bok Tới sẽ dựa vào đâu?

Theo chị Hồ Thị Hội, cán bộ xã Bok Tới, đời sống của người dân nơi đây khởi sắc là nhờ kinh tế rừng. Xã hiện có 1.200 ha rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Ở Bok Tới, hầu như hộ nào cũng có rừng trồng. Ngoài ra, họ còn có thêm khoản thu nhập khác từ làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, thu hái lâm sản phụ dưới tán rừng, nhận khoán bảo vệ rừng. Khoản tiền kiếm được đủ sinh hoạt qua ngày, đến chu kỳ khai thác rừng cầm tiền “một cục”, tích góp thêm vài năm là đủ tiền xây dựng nhà cửa khang trang.

Đói nghèo đang dần lùi xa

Mấy năm nay, hệ thống hạ tầng ở Bok Tới đã được đầu tư, nâng cấp khá đồng bộ, trong đó nhiều căn nhà sàn ọp ẹp đã được thay thế bằng nhà gạch. Ngang qua một căn nhà mới xây dựng, nước sơn tường còn chưa vấy bẩn, chủ hộ - anh Đinh Văn Sử (36 tuổi) cho biết, hộ nhà anh mới được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để xóa nhà đơn sơ.

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết thu nhập chính của gia đình anh Sử đến từ 5 ha rừng keo. Năm 2019, anh Sử bán lứa keo đầu, chỉ kiếm được 80 triệu đồng vì khi ấy keo còn non, không đạt năng suất. Năm 2022, anh bán lứa keo thứ hai, lúc này keo đúng tuổi khai thác, lại trúng thời điểm gỗ rừng trồng tăng giá nên anh kiếm được 260 triệu đồng. Gạo ăn hằng ngày đã có chỗ ruộng mỗi năm cho 700 kg lúa nên không lo đói. Tiền đi chợ đã có thu nhập từ thu hoạch lâm sản phụ dưới tán rừng, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Tiền bán rừng trồng tích góp, bây giờ được Nhà nước hỗ trợ thêm 50 triệu đồng nữa nên vợ chồng anh Sử mạnh dạn xây dựng căn nhà khang trang. Ngắm nhìn căn nhà mới còn thơm mùi gỗ, có lẽ đến cả người miền xuôi cũng... ước ao.

Theo Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban nhân dân xã Bok Tới Đinh Giang Sang, những năm gần đây, tốc độ giảm hộ nghèo ở xã miền núi này vượt xa nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Hoài Ân đề ra.

Năm 2021, Bok Tới còn 181 hộ nghèo, đến năm 2022, số hộ nghèo giảm còn 151 hộ, bước sang năm 2023 số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 110 hộ. Chỉ tiêu huyện giao mỗi năm xã Bok Tới giảm từ 4-5% hộ nghèo trên địa bàn, nhưng thực tế mỗi năm Bok Tới giảm đến 8%.

Đó là nhờ các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025... đã giúp người dân rất nhiều. “Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bok Tới được hỗ trợ từ Nhà nước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trang bị máy móc, cơ giới hóa sản xuất, cơ sở hạ tầng được đầu tư để phát triển kinh tế nên hộ nghèo ở Bok Tới giảm nhanh so mục tiêu đề ra”, anh Sang chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân cho biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã thực hiện trong hơn 15 năm qua. Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông, điện, đường bê-tông đã phủ đến trung tâm các xã miền núi; hệ thống kênh mương, thủy lợi, trường học, trạm y tế cũng đã phủ kín vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm tới, Hoài Ân sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và đầu tư hệ thống nước sạch.

“Về hỗ trợ phát triển sản xuất, dựa vào đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện, chúng tôi sẽ đưa tiến bộ kỹ thuật về những vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn phương thức canh tác lạc hậu, bên cạnh việc đầu tư các cây, con giống có hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả về các vùng đồng bào thiểu số để nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện”, ông Phong thông tin.

Theo Cất Hùng - Lương Tùng/nhandan.vn


Theo Cất Hùng - Lương Tùng/nhandan.vn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững
2024-04-26 16:08:00

baophutho.vn Cách trung tâm thành phố Việt Trì 70km, huyện Yên Lập có 97 nghìn người sinh sống ở 17 xã, thị trấn; trong đó có đến 80% là người dân tộc thiểu...

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào
2024-04-16 08:50:00

Tết té nước (Bun Huột Nặm) - Tết Cổ truyền của dân tộc Lào, tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đã lần đầu tiên được phục dựng với nhiều nghi lễ độc đáo và khác biệt...

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị
2024-04-12 15:13:00

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên...

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ
2024-04-11 13:34:00

Tháng ba, chúng tôi ngược dòng sông Hồng. Dòng sông mùa này bớt cuộn đỏ phù sa đổ về hạ nguồn, nhưng bờ sông lại rực cháy những chùm hoa gạo đỏ như thắp lửa, như tấm lòng người...

Phát huy vai trò người có uy tín

Phát huy vai trò người có uy tín
2024-04-11 08:08:00

baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Trung Sơn, huyện Yên Lập đã phát huy vị trí, vai trò trong...

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm
2024-04-05 11:22:00

Huyện vùng sâu M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) là một huyện nghèo, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi phát động mô hình “Tiết kiệm làm theo lời...

Phụ nữ làng Pốt gìn giữ nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Pốt gìn giữ nghề dệt thổ cẩm
2024-04-02 08:47:00

Nhiều năm qua, phụ nữ làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài bên khung cửi tạo ra những sản phẩm váy, áo, khăn, khố đặc sắc và truyền dạy kỹ thuật nghề...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long