
{title}
{publish}
{head}
Tỉnh Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG được giao, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 600 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của Nhân dân, trong đó 80% đầu tư phát triển hạ tầng vùng khó.
Cầu Phai Đá, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn được đầu tư theo Nghị quyết số 55 của HĐND tỉnh Tuyên Quang.
Theo đó, Tuyên Quang đã đầu tư 178 công trình đường giao thông, 27 công trình thủy lợi, 9 công trình trường, lớp học, 3 công trình điện nông thôn, 12 công trình nước sinh hoạt, 15 công trình cầu, 30 công trình phụ trợ, cải tạo, xây dựng mới 10 công trình chợ, 70 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Hỗ trợ vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho 249 hộ, với tổng số vốn hơn 40 tỷ đồng...
Xác định “giao thông đi trước mở đường”, tỉnh Tuyên Quang dành nhiều nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch, làm cầu kết nối để làm động lực phát triển kinh tế vùng, phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều tuyến đường liên kết vùng khó đã được đầu tư. Điển hình như nâng cấp, sửa chữa đường ĐH18, ĐH07 qua địa bàn xã Minh Thanh (Sơn Dương); cải tạo nâng cấp đường Phúc Thịnh - Trung Hà - Bản Ba (Chiêm Hóa); cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ đầu cầu Nẻ đến trường THPT Na Hang (Na Hang); cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT.188 đoạn Km48 + 00 - Km86 + 300, huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình; Dự án đường giao thông từ xã Tân Long - Tân Tiến - Trung Trực (Đỉnh Mười) - xã Kiến Thiết (Yên Sơn); cầu Bạch Xa (Hàm Yên)...
Cùng với nâng cấp, cải tạo các tuyến đường lớn, tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã làm gần 1.000km đường giao thông nông thôn, nội đồng và 161 cầu trên đường giao thông nông thôn, bảo đảm 99,94% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm. Hoàn thành mục tiêu nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; sẽ hoàn thành mục tiêu 100% số thôn, bản trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm trong năm 2025.
Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang kiểm tra dự án đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tại thôn Khuôn Làn, xã Tri Phú (Chiêm Hóa).
Ghi nhận tại xã Bình Phú, huyện Chiêm Hóa, hiện tuyến đường từ thôn Phú Lâm đến trung tâm xã đã thông tuyến. Đây là một trong 5 công trình giao thông trên địa bàn xã được đầu tư; các tuyến đường hoàn thành giúp bà con đi lại vận chuyển nông sản thuận tiện.
Ngoài đầu tư hạ tầng, xã còn triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt, nhà ở. Hưởng lợi từ Chương trình từ đầu năm 2024 xã Bình Phú có 5 hộ được hỗ trợ nhà ở, 12 hộ chuyển đổi nghề, 45 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. Hiện toàn xã còn 290 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 9,2%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025, diện mạo nông nông ngày càng khởi sắc.
Ông Phùng Văn Thanh, Trưởng thôn Phú Lâm, xã Bình Phú (Chiêm Hóa) chia sẻ: "Thôn có 104 hộ dân, 465 nhân khẩu, 95% là đồng bào dân tộc Dao. Đến nay, cơ sở hạ tầng của thôn đã tương đối đầy đủ, đường giao thông đi lại thuận lợi, nhà văn hóa, điểm trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của cuộc sống, bà con ai cũng vui mừng".
Theo Hà Anh/baodantoc.vn
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Không gian tổ chức các hoạt động diễn xướng và...
baophutho.vn Khu Nhàng ngày mới
baophutho.vn Mong ước của người dân khu Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn đã thành hiện thực. Hạ tầng các hạng mục ở xóm mới dần được hoàn thiện khang...
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ...
Sơn Dương là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang, chiếm gần 50% dân số. Việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của...