Cập nhật:  GMT+7

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu

Trong hành trình khám phá các sản vật nổi tiếng của huyện miền núi Tân Sơn, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu của chị Nguyễn Thị Thu - khu 1, xã Tân Phú.

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu

Sản phẩm rượu nếp hạ thổ Vân Sơn Tửu.

Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, hạ thổ trong vườn nhà dưới chân núi Cút, sản phẩm rượu nếp Vân Sơn Tửu với hương vị đặc trưng của núi rừng đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần gìn giữ nghề nấu rượu gạo vốn được lưu truyền trong dân gian.

Từ xa xưa, rượu đã có mặt từ rất sớm trong đời sống văn hóa của người Việt và được đại đa số các tầng lớp Nhân dân ưa chuộng. Vì thế nên đi từ Bắc vào Nam có rất nhiều làng nghề nấu rượu nổi tiếng, mang bản sắc của mỗi vùng miền. Việc sử dụng rượu của người Việt không chỉ dừng lại trong giao lưu, đãi khách đời thường mà đã được nâng lên thành một nghi lễ, mang tính tâm linh. Điều này được thể hiện rõ nét trong mâm lễ cúng của người Việt, bên cạnh hương hoa, chè oản, ván xôi thủ lợn hay cơi trầu, nén hương, chén nước thì không thể thiếu chén rượu trắng, thể hiện sự thành tâm của gia chủ, sự đủ đầy của mâm lễ.

Xuất phát từ những yếu tố đó, kết hợp gia đình lại biết nghề nấu rượu nên chị Nguyễn Thị Thu đã quyết định nấu rượu nếp Vân Sơn Tửu.

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu

Chị Nguyễn Thị Thu giới thiệu về khu vực hạ thổ rượu của gia đình.

Rượu nếp Vân Sơn Tửu được nấu tại lò truyền thống của gia đình bằng phương pháp nấu rượu cách thủy, sau đó được đem hạ thổ. Nguyên liệu nấu rượu là nếp cái hoa vàng và men lá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn. Gạo được chọn phải là gạo mới, thơm, hạt mẩy vì nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và mùi vị rượu.

Men rượu được làm từ những loại thảo dược, hoa sẵn có, quen thuộc như gừng, cam thảo, quế chi, bạch chỉ, rễ cây ớt... Quy trình là gạo nấu thành cơm, sau đó ủ với men truyền thống, qua nhiều lần chưng cất để tạo thành rượu.

Đặc biệt, rượu trước khi ủ đã được xử lí làm mất hết thành phần andehit nên giúp rượu uống ngon hơn, hương vị đậm đà, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.

Quá trình ủ rượu diễn ra trong những chiếc chum sành được hạ thổ sâu trong lòng đất, nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, giúp rượu lên men một cách tự nhiên và giữ được trọn vẹn hương vị nguyên bản. Thời gian hạ thổ ít nhất là một năm để rượu đạt đến độ chín muồi, uống êm nhưng vẫn giữ được hương thơm của gạo nếp cái hoa vàng.

Tùy theo nhu cầu của khách, chị Thu sẽ chưng cất rượu từ 1 đến 3 lần để lấy độ rượu khác nhau. Rượu chung (ở giữa) để hạ thổ và bán cho khách. Rượu ngọn nhạt để dành khách hàng muốn hạ độ rượu. Rượu đầu thì độ rượu sẽ cao hơn.

Chị Thu chia sẻ: Để có được những mẻ rượu chất lượng như hôm nay, gia đình đã phải trải qua nhiều lần tìm tòi học hỏi và thử nghiệm các cách nấu rượu khác nhau. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng rượu, gia đình đầu tư thêm máy khử andehit và một số độc tố trong rượu và thiết bị lão hoá rượu, giúp nâng cao tuổi rượu. Vì vậy, sản phẩm rượu của gia đình sau khi làm ra được đông đảo khách hàng đón nhận. Bên cạnh việc mua để tiếp đãi bạn bè, nhiều người còn mua để biếu tặng ở khắp trong và ngoài tỉnh.

Được biết, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rượu của khách hàng tương đối lớn nhưng chị Thu chỉ tập trung nấu vào 6 tháng là 3 tháng mùa Xuân và 3 tháng mùa thu do thời tiết mát, độ ẩm cao, rượu ngon, uống êm.

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, rượu Vân Sơn Tửu sẽ được đóng rượu vào chai thuỷ tinh hoặc đóng can. Giá bán dao động từ 30 - 50k/lít tuỳ theo độ rượu. Trung bình mỗi năm, chị Thu bán từ 6 - 7.000 lít, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Đồng chí Nguyễn Xuân Việt – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Sơn cho biết: Sản phẩm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu của cơ sở sản xuất rượu Thu Anh – xã Tân Phú hiện nay được nhiều người ưa chuộng đặt mua. Sản phẩm đang từng bước hoàn thiện các quy trình để đề nghị công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Vĩnh Hà


Vĩnh Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Giữ điệu cồng chiêng

Giữ điệu cồng chiêng
2024-11-15 16:08:00

baophutho.vn Xã Tu Vũ được mệnh danh là “thủ phủ” của dân tộc Mường ở huyện Thanh Thủy với dân số chiếm trên 70%. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của...

Về thăm “xã trường thọ”

Về thăm “xã trường thọ”
2024-08-14 11:06:00

baophutho.vn Người dân huyện Hạ Hòa hay ví xã Đan Thượng là vùng đất của “sự trường thọ”. Nơi đây, theo thống kê, xã có 14 cụ sống hơn một thế kỷ, số cụ 80,...

Liên kết để phát triển du lịch

Liên kết để phát triển du lịch
2024-08-12 08:17:00

baophutho.vn Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên...

Phát triển du lịch ở Xuân Sơn

Phát triển du lịch ở Xuân Sơn
2024-08-07 08:00:00

baophutho.vn Là xã nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Sơn lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp kỳ thú, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có điều...

Bánh tẻ mật Đào Xá

Bánh tẻ mật Đào Xá
2024-08-01 15:20:00

baophutho.vn Trong số những món quà quê thơm thảo của vùng đất ven dòng Đà giang, bánh tẻ mật là loại bánh có từ lâu đời, không thể thiếu trên các mâm cỗ...

Về “làng Trầu” nghe tích Lang Liêu

Về “làng Trầu” nghe tích Lang Liêu
2024-07-30 10:58:00

baophutho.vn “Làng Trầu” là vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long