Cập nhật: Thứ 4, 22/02/2023 | 07:20 GMT+7

Giữ gìn nét đẹp trang phục người Pà Thẻn

Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, mỗi bộ trang phục không chỉ mang dấu ấn lịch sử mà còn thể hiện giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng, những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Để giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Pà Thẻn, huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang đã tích cực khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc này.

Giữ gìn nét đẹp trang phục người Pà ThẻnThiếu nữ Pà Thẻn trong trang phục truyền thống

Cuộc sống của người Pà Thẻn gắn liền với thiên nhiên, với những nét riêng độc đáo trong phong tục, tập quán và cách sinh hoạt văn hóa. Cùng với các dân tộc ít người khác trên địa bàn huyện Quang Bình, người Pà Thẻn có những đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú thể hiện sự gắn bó trong cộng đồng dân cư. Theo thời gian, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều nét văn hóa độc đáo của người Pà Thẻn, trong đó có trang phục truyền thống có nguy cơ bị mai một, pha tạp. Trước thực trạng đó, chị Tải Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Bắc đã có cách làm sáng tạo, đó là mở lớp dạy miễn phí cho chị em hội viên biết cách dệt và tạo ra một bộ trang phục hoàn chỉnh của dân tộc mình. Mỗi sản phẩm dệt bao hàm trong đó không chỉ là sự sáng tạo, tính nghệ thuật mà còn chất chứa cả tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của con người Pà Thẻn. Chị Mai chia sẻ: “Ngày nay, thế hệ trẻ rất ít người biết tự làm ra trang phục của dân tộc mình, vì thế những thế hệ đi trước như chúng tôi muốn truyền lại cho đời sau nhằm giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống để nó luôn hiện hữu trong đời sống, không bị mai một theo thời gian”.

Người Pà Thẻn làm trang phục truyền thống bằng tâm hồn, bằng cảm xúc của mình, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, núi rừng. Qua đó, trang phục đã nói lên cốt cách, tâm hồn người Pà Thẻn, là nơi trải nghiệm những rung cảm mãnh liệt và chất chứa nguồn mỹ cảm vô tận trong đời sống cộng đồng. Nghệ thuật trang trí trên trang phục đã làm tăng giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật lên gấp nhiều lần, trang phục không đơn thuần chỉ đảm đương công năng che thân, giữ ấm mà còn có tác dụng khích lệ, động viên tích cực đến đời sống tinh thần, quá trình lao động và sinh hoạt của người dân trong vùng, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ người Pà Thẻn.

Thông qua nghệ thuật trang trí, người Pà Thẻn đã gửi gắm vào đó những nét đặc sắc của văn hóa, khát vọng cháy bỏng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Pà Thẻn có trách nhiệm, say mê và tự hào về công việc thêu may trang phục để tạo nên nét đẹp duyên dáng mà dung dị, nồng nàn và quyến rũ, tài hoa và nhân văn, có sức hút mãnh liệt đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng và trở thành ‘‘hồn cốt“” của cộng đồng.

Qua khảo sát thực tế tại một số thôn, bản cho thấy nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống trong cộng đồng ngày một ít, chỉ khoảng 30% số người biết cắt, khâu, trang trí trang phục, chủ yếu tập trung ở người lớn tuổi (từ khoảng 40 tuổi trở lên). Đồng chí Hoàng Ngọc Bền, Chủ tịch UBND xã Tân Bắc cho biết: “Để bảo tồn và gìn giữ trang phục truyền thống, xã đã chỉ đạo thành lập HTX dệt thổ cẩm tại thôn My Bắc; tổ chức lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm, may trang phục cho các nghệ nhân để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm thổ cẩm thành sản phẩm OCOP có giá trị cao”.

Với sự tinh tế, nhẹ nhàng song không kém phần độc đáo, trang phục của dân tộc Pà Thẻn góp phần điểm tô cho bức tranh văn hóa các dân tộc thêm phong phú, nhiều màu sắc. Do đó, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống hết sức quan trọng nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Quỳnh Hoa (Báo Hà Giang)


Quỳnh Hoa (Báo Hà Giang)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba
1:07 sáng Thứ 6

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...

Linh hồn của văn hóa Mường

Linh hồn của văn hóa Mường
08:44 16/02/2023

baophutho.vn Ông Nguyễn Đình Thưởng ở khu 2, xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập, có 36 năm thực hành diễn xướng dân gian, tập quán và tín ngưỡng của đồng bào...

Nâng cao giá trị cho thổ cẩm

Nâng cao giá trị cho thổ cẩm
01:11 11/02/2023

Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào....

Mo trong đời sống đồng bào Mường Phú Thọ

Mo trong đời sống đồng bào Mường Phú Thọ
04:21 28/01/2023

baophutho.vn Mo Mường là loại hình văn hóa dân gian độc đáo, có sức sống bền bỉ, được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Người Mường Phú Thọ luôn tự hào: “Nếu...

Ấm no nhờ cây quế

Ấm no nhờ cây quế
01:26 24/01/2023

baophutho.vn Vượt qua những cung đường uốn lượn theo sườn núi, chúng tôi đến xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Cảnh vật núi rừng hiện ra trước mắt là những đồi...

Đổi thay ở bản Dao

Đổi thay ở bản Dao
08:41 22/01/2023

baophutho.vn Nhờ những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, chính phủ, những năm gần đây, khu Hồ -...

Tết xứ đạo yên vui

Tết xứ đạo yên vui
05:55 21/01/2023

baophutho.vn Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão, hòa cùng đất trời vào Xuân, trong lời ca, tiếng nhạc rộn ràng, đồng bào Công giáo ở khắp nơi trên địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long