{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, tuổi trẻ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tích cực tham gia Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” với những mô hình, cách làm hiệu quả.
Huyện đoàn Sa Thầy hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế cho đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số.
Từ năm 2021 đến nay, Huyện đoàn Sa Thầy đã phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức 7 lớp tập huấn, trang bị kiến thức, thúc đẩy khởi nghiệp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); triển khai chuyển giao khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản cho thanh niên DTTS; tập huấn phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với chuyển đổi số; tư vấn nghề nghiệp việc làm, xuất khẩu lao động vay vốn; tập huấn kỹ năng khởi nghiệp, lớp đào tạo nghề cho hơn 600 đoàn viên, thanh niên đồng bào DTTS trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Huyện đoàn còn hỗ trợ “vườn cây sinh kế” trị giá 5 triệu đồng cho hộ gia đình thanh niên A Hlanh tại làng Trang, xã Ya Xiêr; hỗ trợ “Vườn cây sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu năm 2023” với 300 cây mắc-ca cho các hộ gia đình chính sách, đoàn viên tại xã Ya Tăng trị giá 30 triệu đồng; tổ chức hơn 70 buổi tuyên truyền về Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” với hơn 2.000 người dân và đoàn viên, thanh niên đồng bào DTTS tham gia; vận động người dân và đoàn viên, thanh niên đồng bào DTTS bỏ dần các hủ tục.
Các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện Sa Thầy đã tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia nhiều hoạt động xây dựng cơ sở như: Nạo vét hơn 15 km kênh mương; sửa hơn 5 km đường giao thông nông thôn; dọn vệ sinh, thu gom hơn 5 tấn rác thải; phát quang 15 km bụi rậm, trồng hơn 8.000 cây xanh các loại; hỗ trợ 50 suất quà và học bổng cho học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi (trị giá 25 triệu đồng); phối hợp xây dựng 1 căn nhà nhân ái trị giá 70 triệu đồng; trao hơn 2.000 suất quà tặng các hộ gia đình đồng bào DTTS (trị giá 400 triệu đồng)...
Theo kết quả khảo sát từ Huyện đoàn Sa Thầy, qua 3 năm triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, trên địa bàn có 70 hộ thanh niên đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo đã áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; có 112 thanh niên đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện (mức thu nhập cao hơn mức trung bình của đồng bào DTTS tại địa phương; có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố và một số vật dụng như ti-vi, xe gắn máy...); có 112 hộ thanh niên đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo; 121 hộ thanh niên đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những phong tục lạc hậu.
Chị Siu H’Ten, Phó Bí thư Huyện đoàn Sa Thầy cho biết, trong năm 2024, Huyện đoàn tiếp tục triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với các phong trào lớn của thanh niên trong năm như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Tình nguyện Mùa đông, Xuân tình nguyện”, Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè... Các cấp đoàn chú trọng tổ chức các hoạt động ý nghĩa này tại những địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Huyện đoàn tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên đồng bào DTTS; định hướng thanh niên đồng bào DTTS phát triển kinh tế, thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Các cấp bộ đoàn tiếp tục hỗ trợ các hộ gia đình đồng bào DTTS xây dựng và phát triển các hình thức tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm và vay vốn, các mô hình liên kết phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Theo Phương Thảo/nhandan.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Chợ tình Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng...
Người Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) coi lễ “Nhảy lửa” là một nghi thức quan trọng trong Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao). Với quan niệm “Nhảy lửa” không...
Với 16 chương trình tín dụng chính sách, người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn đã tích cực mua giống, cây trồng, vật nuôi, tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh...
baophutho.vn Ngày 29/5, Cục Thống kê tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số...
Nhiều năm qua, những người con dân tộc Thái đã miệt mài nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản sách về nét văn hóa đặc trưng, đồng thời lưu giữ, bảo tồn các làn ca, điệu múa, nhạc cụ...
baophutho.vn Sau 8 tháng thi công không kể nắng mưa của nhà thầu và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của Nhân dân, cây cầu Suối Cái bắc qua...
Bằng cách biểu đạt cùng khả năng nói tiếng Việt khá lưu loát, bé Sùng Y Soan (5 tuổi) ở xóm Pà Háng đang theo học tại Trường mầm non Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu) tự tin vào vai...
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Những vật dụng hằng ngày của họ cũng vì thế được tận dụng từ thiên nhiên. Hiện hữu...
Từ lâu, nghề thêu giày truyền thống đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Hoa (Xạ Phang), bản Đề Tinh 2, xã Phìn Hồ...
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn...