
{title}
{publish}
{head}
Hát Soóng Cọ là lối hát giao duyên có từ lâu đời của dân tộc Sán Chỉ, là sản phẩm tinh thần, là niềm vui, niềm tự hào, là “sợi dây” để gắn kết cộng đồng của người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Đặc biệt, từ Soóng Cọ đã bắc mối lương duyên cho biết bao đôi trai gái nảy nở tình yêu và kết đôi thành vợ chồng.
Nét văn hóa đặc sắc của người Sán Chỉ
Soóng Cọ theo tiếng Sán Chỉ ở Bình Liêu có nghĩa là xướng ca, hát giao duyên, là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng cao luôn hiện diện trong cuộc sống sinh hoạt của người Sán Chỉ. Cùng ngân nga điệu hát, thanh niên Sán Chỉ được dịp giao lưu học hỏi. Đôi lứa đang yêu thì dùng lời hát thể hiện tâm tư, tình cảm gửi tới người thương. Người già trong thôn, bản thì dùng lời hát để răn dạy con cháu. Và cứ thế, hát Soóng Cọ gắn bó với người Sán Chỉ trong mọi hoạt động đời sống, xã hội, là tiếng lòng không thể tách rời.
Bà Sẻn Thị Hà, thôn Nà Ếch, xã Húc Động kể, bà biết điệu Soóng Cọ có từ lâu đời lắm rồi. “Trong các đám cưới hay lễ hội đều hát Soóng Cọ, vui và ý nghĩa lắm chứ. Có khi điệu hát ấy hát từ bản này sang bản kia, đâu đâu cũng có thể nghe. Khi thanh niên nam đến nhà thanh niên nữ người Sán Chỉ chơi thì họ sẽ hát, hát từ đêm đến sáng, sáng ra rồi chia tay”.
Không có bất cứ nhạc cụ nào đi kèm, điệu Soóng Cọ của người Sán Chỉ mê hoặc người nghe chỉ bằng giọng hát, bằng những lời ca nhịp nhàng, thi vị như những vần thơ nhiều thanh điệu, đầy xúc cảm. Chị Mảy Thị Kim, cô gái trẻ xã Húc Động cho biết: “Thanh niên trong các thôn, bản mê điệu hát Soóng Cọ lắm. Nhiều đôi chỉ nhờ Soóng Cọ mà yêu nhau rồi nên vợ nên chồng ấy chứ”.
Các chàng trai, cô gái Sán Chỉ ngân nga câu hát Soóng Cọ bên bếp lửa hồng
Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Soóng Cọ do từng đôi nam nữ, hay một tốp nam, tốp nữ hát đối đáp trong ngày hội Xuân, trong lễ cưới, khi lao động sản xuất, lúc nông nhàn. Bởi tính chất ứng tác đó nên hát Soóng Cọ đòi hỏi người hát phải nhanh trí, giỏi đặt lời mới.
Trước kia, vào ngày hội Soóng Cọ, đồng bào Sán Chỉ còn gọi là Hội hát tháng Ba, thường diễn ra vào cuối mùa Xuân. Lúc đó, khi vụ cấy đã xong, trai gái hò hẹn nhau tụ hội lên đồi, ra suối để bày tỏ tình cảm yêu thương, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn, những công việc hàng ngày để quên đi mệt mỏi, chia sẻ những lời tâm sự, ước mơ cho một cuộc sống ấm no.
Nỗ lực khôi phục Soóng Cọ
Theo thời gian, người dân mải mê với cuộc sống mưu sinh trong nhịp sống hiện đại nên hát Soóng Cọ cũng ít nhiều dần mai một. Tuy nhiên, nhận biết được giá trị của loại hình văn hóa mang bản sắc riêng của người Sán Chỉ có thể phát huy trong đời sống xã hội và thu hút du lịch, các địa phương có người Sán Chỉ sinh sống trên địa bàn Bình Liêu đã nỗ lực phục dựng loại hình diễn xướng dân gian này.
Nhờ Soóng Cọ mà nhiều đôi nên vợ nên chồng
Theo đó, từ năm 2005, Bình Liêu đã khôi phục và tổ chức thành công ngày hội hát Soóng Cọ. Đồng thời, nâng tầm quy mô theo thời gian và trở thành 1 trong 3 lễ hội văn hóa chính của địa phương. Đến nay, đã dần trở thành nhận diện văn hóa, giúp xây dựng những sản phẩm du lịch giàu tính trải nghiệm cho địa phương. Hội Soóng Cọ cũng đang góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Chỉ, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Việc nâng tầm, mở rộng quy mô Ngày hội Soóng Cọ ở Bình Liêu là một trong các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Sán Chỉ
Ông Hoàng Ngọc Ngò - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, cho biết: Những năm qua, huyện Bình Liêu đã khôi phục được nhiều di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn, trong đó có di sản hát dân ca Soóng Cọ. Huyện sẽ tạo các điều kiện tốt nhất để tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, đưa vào trường học truyền dạy cho các em học sinh và tạo điểm nhấn cho sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với danh thắng thác Khe Vằn, núi Cao Ly, bản Lục Ngù của xã Húc Động.
Mỹ Dung (Báo Dân tộc)
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
baophutho.vn Trên địa bàn huyện Thanh Sơn hiện có 207 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), họ luôn là tấm gương sáng trong việc tuyên...
Đồng bào dân tộc Lào bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, luôn giữ gìn và phát huy những nét văn hóa dân tộc, nhất là trang phục truyền thống.
Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông thường canh tác ở những vùng núi cao, giữa rừng đá trập trùng, do đó, cây ngô luôn là nguồn lương thực chính của họ. Người Mông không chỉ...
Một bản làng nằm gọn giữa những dãy núi xanh trùng điệp. Chỉ hơn 160 hộ dân mà có 9 dân tộc anh em sinh sống với biết bao câu chuyện về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc...
Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh,...
Từng có một công việc ổn định tại Hà Nội, song Bàn Sỹ Thủy (sinh năm 1997) ở thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) vẫn quyết tâm trở về khởi nghiệp ngay...
baophutho.vn Ngày 21/6, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Thọ tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và...
Đến tháng 4, tháng 5 âm lịch hằng năm, người Tày, Nùng ở Cao Bằng tổ chức Lễ cầu mùa. Đây là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đời sống sản xuất nông nghiệp, nhất là...
Trong nhịp sống hiện đại, đồng bào dân tộc Thái huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vẫn bảo tồn được nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc. Trong đó không gian “Khoen tạy” vẫn được lưu giữ...
Trồng lanh, dệt vải là nghề truyền thống gắn bó mật thiết với đồng bào Mông ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (Hà Giang) nói riêng và đồng bào Mông ở nhiều nơi nói chung. Hợp tác xã...