Cập nhật:  GMT+7

Hiệp định EVFTA: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU

Liên quan đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu vào các thị trường thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) khi dịch COVID-19 đang ảnh hưởng bất lợi đến thị trường EU, ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay tính đển thời điểm kết thúc tháng 10/2020, Hiệp định EVFTA đã đưa vào thực thi được 3 tháng, kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có những tín hiệu khả quan so với cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8/2020 đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; trong tháng 9, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,1 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Kết quả này thể hiện các doanh nghiệp đã tận dụng được ưu đãi mang lại từ EVFTA.

Theo ông Trần Thanh Hải, tính đến ngày 29/10, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực (thuộc Cục Xuất nhập khẩu) đã cấp gần 34.400 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 900 lô hàng với trị giá hơn 2,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tháng 9 giảm nhẹ so với tháng 8. Ngoài yếu tố về chu kỳ, khi tháng 8 luôn là tháng có xuất khẩu cao nhất; còn có yếu tố khó khăn từ thị trường EU vẫn đang khó khăn do dịch COVID-19.

Hiện dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại EU. Một số quốc gia đang áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách gây khó khăn cho hoạt động thương mại, tiêu dùng các sản phẩm chưa thiết yếu.

Bản thân nền kinh tế của khu vực này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Do vậy, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực nhưng nếu không có tác động của dịch COVID-19, kết quả xuất khẩu còn tích cực hơn nữa.

Ông Trần Thanh Hải cho biết thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả các thị trường của Hiệp định EVFTA; tăng cường tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, sử dụng nhiều hình thức mới, thông qua các cổng thông tin như: FTA Portal, qua mạng internet, Facebook...

Để thông tin đạt hiệu quả cao và được cập nhật thường xuyên, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo hệ thống Thương vụ tại nước ngoài nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục đổi mới hình thức xúc tiến thương mại, ứng dụng các phương tiện thông tin điện tử, tổ chức các phiên kết nối giao thương trực tuyến để quảng bá hình ảnh sản phẩm xuất khẩu tới các nước đối tác, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không phù hợp để tổ chức các hoạt động xúc tiến truyền thống.

Cải cách hành chính tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm cắt nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua việc đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao cho người dân, tổ chức, thời gian và chi phí của doanh nghiệp sẽ được cắt giảm.

Bộ Công Thương cũng tiếp tục nghiên cứu, hiện đại hóa việc cấp chứng nhận xuất xứ C/O, áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, hoàn thiện pháp luật, thể chế, đồng thời phối hợp chặt chẽ với EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA.

Cuối cùng, để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

Cùng đó, tăng cường hậu kiểm; chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Kỳ II: Đổi mới tổ chức sản xuất

Kỳ II: Đổi mới tổ chức sản xuất
2020-11-06 08:36:23

PTĐT - Những năm qua, Phú Thọ đã khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển cây chè chung cấp, đa dạng các sản phẩm chè cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng...

Đồng hành cùng người dân giảm nghèo

Đồng hành cùng người dân giảm nghèo
2020-11-05 11:03:28

PTĐT - Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số và...

Giảm nghèo bền vững ở Cẩm Khê

Giảm nghèo bền vững ở Cẩm Khê
2020-11-05 08:27:07

PTĐT - Cẩm Khê là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh có dân số trên 139.000 người. Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo...

Xây thương hiệu, nâng giá trị chè xanh Phú Thọ

Xây thương hiệu, nâng giá trị chè xanh Phú Thọ
2020-11-05 08:25:19

PTĐT - Phú Thọ được coi là “cái nôi” của ngành chè Việt Nam. Từ điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây chè, Phú Thọ có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển...

Đoan Hùng hiện có hơn 2.450 ha bưởi

Đoan Hùng hiện có hơn 2.450 ha bưởi
2020-11-03 09:51:58

PTĐT - Theo thống kê, huyện Đoan Hùng đang có 2.450ha bưởi và là địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh về diện tích trồng bưởi. Cụ thể bưởi đặc sản là bưởi Sửu hiện có 530ha, bưởi...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long