{title}
{publish}
{head}
Dù mới được thành lập nhưng các câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường học đã trang bị cho học sinh dân tộc thiểu số những kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em nói lên tiếng nói của mình, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trường THCS Phượng Mao, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ có khoảng 80% học sinh là người dân tộc thiểu số, hầu hết hoàn cảnh gia đình của các học sinh đều khó khăn. Tháng 9/2023, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” của nhà trường đã được thành lập. CLB có 19 thành viên, gồm: Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng và học sinh từ khối 6 đến khối 9. Thành viên CLB có vai trò là hạt nhân tuyên truyền, phổ biến thông tin và kêu gọi sự tham gia của học sinh, phụ huynh vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em trong gia đình, trường học và cộng đồng. Bên cạnh đó, thành viên trong CLB được khuyến khích tham gia các diễn đàn đối thoại với cha mẹ, chính quyền địa phương, với thầy cô, với lãnh đạo xã, huyện, tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
Lễ ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trường THCS Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ.
CLB sinh hoạt đều đặn theo quý, kết hợp với hoạt động ngoại khoá của nhà trường. Trước các buổi sinh hoạt, thành viên của Ban chủ nhiệm định hướng cho học sinh về từng chủ đề khác nhau. Từ đó, các em tìm hiểu và triển khai mở rộng thông tin, nâng cao nhận thức và xây dựng kịch bản tuyên truyền, trở thành tuyên truyền viên trong buổi ngoại khoá toàn trường, xoay quanh các nội dung: Bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; bạo lực học đường; xâm hại tình dục; tai nạn thương tích; nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em; tìm hiểu về dậy thì sớm; hệ quả của nạn tảo hôn; hôn nhân cận huyết; kỹ năng ứng xử trên không gian mạng.
Các buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, tăng sự tương tác, học sinh được tham gia các hoạt động như thảo luận nhóm, chơi trò chơi, tọa đàm, vẽ tranh, đóng kịch. Thầy Đinh Văn Thìn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trước đây, nhiều em còn rụt rè, nhút nhát không dám nói trước đám đông và chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về bình đẳng giới. Từ khi tham gia CLB, các em đã tự tin hơn, dám trình bày suy nghĩ, phân tích đúng sai với bạn bè, người thân, hàng xóm và được trang bị kiến thức, kỹ năng giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân”.
Trong các buổi sinh hoạt CLB, học sinh được tham gia các hoạt động như: Thảo luận nhóm, chơi trò chơi, tọa đàm, vẽ tranh, đóng kịch.
CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong bốn mô hình cơ bản của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em, qua đó tạo sự thay đổi tích cực về thái độ, nhận thức và hành vi ứng xử trong việc ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, các vấn đề về sức khoẻ sinh sản... Học sinh được tạo điều kiện để trải nghiệm và phát huy các sở trường của mình và tham gia các hoạt động của câu lạc bộ. Từ đó, tạo dựng được mạng lưới có sự hỗ trợ để các bạn trẻ tiên phong trong việc xây dựng cộng đồng an toàn và không bạo lực giới.
Thông qua CLB, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng để các em nói lên tiếng nói của mình.
CLB được các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả tại các trường THCS. Đến nay, toàn tỉnh có 20 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trên địa bàn tại năm huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; Thanh Thủy.
Những hoạt động thiết thực của các câu lạc bộ trong thời gian qua đã góp phần hiệu quả trong việc trang bị cho học sinh người dân tộc thiểu số nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích, từ đó giúp các em thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm, góp phần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quốc An
baophutho.vn Nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng trong việc xây dựng ý tưởng, tạo ra những sản phẩm có tính...
baophutho.vn Những tình huống cụ thể thường gặp hàng ngày khi tham gia giao thông, những dẫn chứng các lỗi vi phạm, các thông tin về ATGT đường bộ, văn hóa...
Từ thực tiễn, ông Trần Kim Tự - nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất, cần xây dựng Luật nhà giáo.
baophutho.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các sở giáo dục và đào tạo về thời gian cụ thể tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024....
baophutho.vn Với phương châm “Học đi đôi với hành”, nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT huyện Phù Ninh đã triển khai sâu rộng hoạt động nghiên cứu khoa học...
baophutho.vn Toàn tỉnh có 1.114 học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2023 - 2024, trong đó có 62 em đạt giải Nhất; 276 em đạt...
baophutho.vn Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), từ năm 2025 sẽ...
baophutho.vn Sau khi Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều địa phương đã nhanh chóng áp dụng vào dạy học, kiểm...
baophutho.vn “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định giáo dục là một trong tám lĩnh vực trọng tâm. Việc ứng...
baophutho.vn Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành văn bản số 238/SGD&ĐT-GDTrH ngày 5/3 về việc ngăn chặn tình trạng học sinh đi mô tô, xe gắn máy...
baophutho.vn Trong suốt chặng đường hình thành, phát triển, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tạo dựng thương hiệu bằng chất lượng giáo dục mũi nhọn,...
Đề thi môn Ngữ văn vẫn theo hình thức tự luận với hai phần. Các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm với ba dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau.